Nền kinh tế tự cường

Bài: SÔNG HÀN - Ảnh: QUỐC TUẤN 21/09/2022 04:30

Củng cố, tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô, tăng cường khả năng chống chịu và tự cường của nền kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu.

>>Tăng trưởng kinh tế giúp tránh “lạm phát do tâm lý”

Đó là lời phát biểu  của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại “Diễn đàn Kinh tế - xã hội năm 2022” diễn ra mới đây. Phát biểu đó hoàn toàn có cơ sở khi Việt Nam vẫn đứng vững, cũng như đang trở thành “thỏi nam châm” thu hút đầu tư lớn trong bối cảnh nền kinh tế thế giới  đối mặt với nhiều thách thức.

F

Việt Nam là quốc gia hiếm hoi vẫn kiểm soát được lạm phát. Ảnh: Quốc Tuấn

Thực tế, nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều bất trắc, tăng trưởng chậm lại rõ rệt trong 6 tháng đầu năm 2022. Các tổ chức quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong khi điều chỉnh tăng dự báo lạm phát chủ yếu do nguy cơ xung đột giữa Nga – Ukraine gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Kinh tế toàn cầu được dự báo tăng trưởng trong khoảng từ 2,9% – 3,6% trong năm 2022, thấp hơn mức tăng trưởng của năm 2021.

Trước đó, vào tháng 5/2022, Liên hợp quốc cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống mức 3,1%, thấp hơn 0,9 điểm phần trăm so với dự báo tháng 01/2022; lạm phát toàn cầu được dự báo tăng lên 6,7%, cao hơn gấp đôi so với mức trung bình 2,9% trong giai đoạn từ 2010 – 2020.

Theo các chuyên gia, giá hàng hóa thế giới ngày càng tăng, trong đó đặc biệt là giá dầu, giá lương thực – thực phẩm cộng hưởng với tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine đã gây ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng và làm gia tăng chi phí sản xuất. Đây là nguyên nhân chính đẩy lạm phát tăng cao trên toàn cầu.

Tuy nhiên, trong khi “cơn bão” lạm phát đang quét qua nhiều nền kinh tế lớn của thế giới, Việt Nam là quốc gia hiếm hoi vẫn kiểm soát được tốt chỉ số này. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát, với CPI bình quân 6 tháng năm 2022 chỉ tăng 2,44% so cùng kỳ năm trước.

Trích dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê, kết quả tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong Quý II/2022 là 7,72% - mức cao nhất trong hơn 10 năm qua - góp phần thúc đẩy GDP 6 tháng tăng 6,42%. Sự phục hồi kinh tế đang diễn ra khá đồng đều trên cả 3 khu vực và ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước trong suốt nửa đầu năm 2022.

Một điểm khác với nhiều quốc gia khác, suốt đầu năm đến nay, đồng tiền Việt Nam vẫn luôn ở mức ổn định so với USD, nhờ đó chúng ta đã thu hút được lượng lớn vốn FDI tìm đến thị trường Việt Nam. Chỉ 8 tháng qua, có 1.135 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt trên 6,35 tỷ USD bằng 100% so với cùng kỳ năm 2021.

Vì thế, các tổ chức quốc tế như WB, IMF, ADB... dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam từ 6,7-7,5%, lạm phát dưới 4%. Mới đây trong tháng 8/2022, tổ chức xếp hạng tín dụng Moody’s dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt 8,5% năm 2022, mức cao nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương...

>>Động lực tăng trưởng kinh tế chuyển từ bên ngoài vào nhu cầu trong nước

>>Việt Nam có thể đạt tăng trưởng kinh tế như dự báo?

>>Thách thức lớn từ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6% - 6,5%

dd

Kinh tế Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ sau đợt suy giảm do COVID-19. Ảnh: Quốc Tuấn

Theo bà Carolyn Turk - Giám đốc Quốc gia WB Việt Nam, nền kinh tế toàn cầu đang trải qua hàng loạt cú sốc rất lớn và rất tiêu cực, nhưng kinh tế Việt Nam đến nay vẫn tương đối vững vàng và đang phục hồi mạnh mẽ sau đợt suy giảm do COVID-19 gây ra vào năm ngoái. WB dự kiến tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn khả quan từ nay đến cuối năm cũng như trong năm 2023.

Những chỉ số trên là rất tích cực, phản ánh đúng thực trạng nền kinh tế trong bối cảnh phải đối mặt nhiều khó khăn do dịch bệnh và các yếu tố bên ngoài. Kết quả này cho thấy Việt Nam đang thực hiện quyết liệt chương trình phục hồi và phát triển kinh tế với tổng hòa các giải pháp đã đề ra cùng với công tác lãnh đạo, điều hành của các cấp, ngành và sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp, người dân.

Nói cách khác, Việt Nam tựa như một “điểm sáng” trong bối cảnh u ám của nền kinh tế thế giới. Tất cả nhờ các quyết sách của Trung ương, Quốc hội, điều hành quyết liệt của Chính phủ, các cấp.

Với Nghị quyết 11 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội và triển khai Nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình. Đây được coi là khung xương sống, là “kim chỉ nam” cho cả nước và toàn thể người dân cùng chung sức thực hiện.

Các chính sách điều tiết, điều hành từ cấp thượng tầng được đánh giá rất kịp thời, phù hợp để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế, tăng cường phục hồi, chữa lành các “vết sẹo” do đại dịch gây ra, đồng thời giúp tăng trưởng bền vững. Điều này cho thấy những quyết sách kinh tế đi kèm với chủ trương chống lại dịch của Việt Nam là linh hoạt, đúng đắn, phù hợp với thực tiễn.

Như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói: “Bài học thực tiễn qua hơn 35 năm đổi mới, kể cả trong những giai đoạn khó khăn, thử thách khắc nghiệt như trong 2 năm qua có thể nói rằng bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô như là yếu tố “bất biến’’ để ứng với “vạn biến’’ của tình hình kinh tế quốc tế”.

Chính vì vậy, không quá khi nói quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch của Việt Nam có thể được xem như một “hình mẫu lý tưởng” để các quốc gia khác học hỏi, đồng thời nó cũng minh chứng cho sự tự cường mạnh mẽ của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

  • Tăng trưởng kinh tế giúp tránh “lạm phát do tâm lý”

    14:46, 18/09/2022

  • Dòng vốn FDI công nghệ cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

    03:00, 17/09/2022

  • Cần tiếp cận động lực tăng trưởng mới

    00:01, 13/09/2022

  • Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng cao về thương mại điện tử

    14:26, 09/09/2022

  • NHNN đã thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022

    11:10, 07/09/2022

  • Động lực tăng trưởng kinh tế chuyển từ bên ngoài vào nhu cầu trong nước

    01:00, 06/09/2022

Bài: SÔNG HÀN - Ảnh: QUỐC TUẤN