Dự báo chi tiêu trong “túi tiền” của người tiêu dùng
Sức mua hàng hoá sau đại dịch còn yếu, cơ cấu tiêu dùng đã thay đổi theo chiều hướng chủ yếu tập trung “túi tiền” vào những mặt hàng thiết yếu.
>>Hạ giá hàng hoá theo “tiến độ” giảm giá xăng, dầu
Tuy nhiên, có thể khẳng định sức mua của người tiêu dùng trong 4 tháng còn lại của năm nay sẽ tăng cao hơn những tháng của quý II, quý III/2022.
Điều quan trọng nhất là các nhà kinh doanh bán lẻ có dự báo được nhu cầu thực sự có khả năng thanh toán trong các tầng lớp dân cư hay không?
Trên thị trường hiện nay, mặc dù giá xăng dầu đã giảm nhiều về mức 22.000đ đến 24.000đ/lít, giá hàng hoá dịch vụ đã giảm nhưng chưa tương xứng với đà giảm của xăng dầu.
Tính bảo thủ về giá của một số tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh vẫn thể hiện, do đó sức mua chưa được cải thiện nhiều. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội 8 tháng đầu năm tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
>>“Hạ nhiệt” giá hàng hóa: Cần giải “nút thắt” từ hệ thống phân phối
>>Giải bài toán giá xăng giảm, giá hàng hoá vẫn đứng yên
>>Ổn định giá hàng hóa, dịch vụ: Cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý
Nhưng đóng góp chủ yếu là do doanh thu dịch vụ du lịch ăn uống tăng 48,1% so với cùng kỳ 2021. Mặt khác, là do mức tăng trưởng của năm 2021 do dịch Covid-19.
Từ tình hình trên có thể dự báo cả năm nay mức tăng trưởng của bán lẻ dịch vụ sẽ dao động trong khoảng 14 đến 17%. Điều quan trọng là hệ thống phân phối quốc gia, các nhà, các kênh bán lẻ, các nhà sản xuất nhập khẩu hàng hoá có chuẩn bị hàng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng hay không? Có tổ chức phục vụ bán ra, nhất là các thời điểm sức mua tăng cao? CPI cả năm 2022 sẽ như thế nào?
8 tháng đầu năm CPI bình quân đã tăng 2,58% so với cùng kỳ năm 2021.
Từ nay đến cuối năm nếu giá xăng dầu tương đối ổn định như trong tháng 9, giá điện chưa thay đổi, cung cầu hàng hoá nhất là hàng nông sản thực phẩm duy trì ở một mức giá hợp lý, lưu thông được thông suốt và thị trường không có những đột biến lớn thì khả năng CPI cả năm nay sẽ ở mức 3,7 đến 3,8% so với năm 2021.
Muốn đạt được chỉ tiêu Quốc hội giao cho cần có sự nỗ lực phấn đấu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cộng với sự chỉ đạo kịp thời hiệu quả của Chính phủ trong những tháng cuối năm này.
Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối chính của nền kinh tế, thực hiện tốt chính sách tài khoá và tiền tệ, đẩy mạnh đầu tư công cải cách hành chính, chống tham nhũng và lãng phí, tất cả suy nghĩ và hành động tập trung hỗ trợ cho doanh nghiệp, chắc chắn chúng ta sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch năm 2022 làm tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ hơn những năm tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm
Hạ giá hàng hoá theo “tiến độ” giảm giá xăng, dầu
05:00, 11/08/2022
“Hạ nhiệt” giá hàng hóa: Cần giải “nút thắt” từ hệ thống phân phối
04:00, 07/08/2022
Giải bài toán giá xăng giảm, giá hàng hoá vẫn đứng yên
04:50, 05/08/2022
Ổn định giá hàng hóa, dịch vụ: Cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý
04:05, 31/07/2022