Nghe chuyện xưa, nghĩ chuyện nay

LÊ TẤN THỜI 30/10/2022 04:00

Quanh bàn cà phê sáng nay, một bạn đồng nghiệp lớn tuổi kể cho chúng tôi nghe một mẩu chuyện nhỏ về vua Trần Anh Tôn và trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi với những chi tiết thật đáng suy ngẫm.

>>Tham nhũng và cái giá phải trả

Có một lần vua hỏi Trạng nguyên:

- Trẫm nghe nói nhà khanh túng, nếu có thiếu gì thì cứ nói trẫm sẽ tư cấp thêm.

Mạc Đĩnh Chi tâu:

- Hạ thần trên nhờ Vua, dưới nhờ lộc nước, vợ con không phải đói rét là may, đâu dám cầu vinh thân gia. Xin bệ hạ đừng thương hạ thần nghèo chỉ xin thương lấy muôn dân, giữ nghiệp tổ tông, sửa sang chính trị, khiến lũ hạ thần được làm hết chức trách bầy tôi, đó là là ước nguyện của hạ thần. Ước nguyện ấy thực hiện được, hạ thần dẫu áo vải cơm rau cũng là đủ. Nếu ước nguyện ấy không được thực hiện, hạ thần dẫu mỹ vị cao lương, áo quần gấm vóc, ngựa xe trăm cỗ, nô bộc ngàn người cũng là thiếu. Cúi xin bệ hạ xét cho!

đ

TAND TP.HCM tiến hành tuyên án vụ ông Tất Thành Cang. Ảnh: PLO

Nghe chuyện xưa chợt nghĩ đến chuyện ngày nay:

Nếu các quan chức đã “trót nhúng chàm” biết nghĩ như Trạng thì người dân đỡ biết mấy!

Nói không quá lời, quan niệm “một người làm quan cả họ được nhờ” vẫn còn hiện hữu trong suy nghĩ của không ít quan chức thời nay. Chỉ vì lợi ích nhóm mà một số người đã quên đi chức trách và nhiệm vụ của mình, chỉ khi nào bị phát hiện và đưa ra trước pháp luật, lúc đó mới tỏ thái độ ăn năn, hối tiếc.

Ở góc độ người dân, không quá khó để biết những vụ “lại quả” mang lại lợi ích cho bà con, họ hàng của những “ông quan” thế này. Những lô đất đẹp trong khu quy hoạch, những vụ trúng thầu trong việc mua sắm tài sản công… không nhiều thì ít liên quan đến bà con, họ hàng của những người có vai vế ở địa phương, hay là những người phụ trách các ngành nghề này.

Với tâm lý hưởng lợi, không ít người trước khi về hưu còn tận dụng “chuyến tàu chót” để vơ vét cho mình, mà minh chứng là việc không trả nhà công vụ hay xây dựng trái phép trên đất công của nhà nước…

Thuật ngữ “viên đạn bọc đường” tưởng đâu biến mất đi giờ lại quay về với những câu chuyện liên quan đến việc quan chức được tặng những món quà đắt tiền, được đài thọ đi du lịch miễn phí… Để rồi khi sự việc được phanh phui mới hay đó là những thủ đoạn để những đối tượng cố ý làm trái qui định của pháp luật kích vào cái tính ham tiền, ham chơi của một số người trong bộ máy công quyền nhằm “bảo kê” cho chúng về quyền luật, pháp luật và công luận.

Một khi đã “nhận quà” rồi thì liệu có mạnh tay với những sai phạm? Câu tục ngữ “Ngậm bồ hòn làm ngọt” quả đúng với những tình huống thế này.

Các bị cáo nghe HĐXX tuyên án. Ảnh: HOÀNG YẾN

Các bị cáo nghe HĐXX tuyên án. Ảnh: HOÀNG YẾN/PLO

>>Chống tham nhũng, tiêu cực tại khu vực tư

>>Chặn tham nhũng có hệ thống cách nào?

>>Cơ chế xử lý tham nhũng còn bất cập

Trong xã hội hiện nay, cán bộ nếu không có bản lĩnh vững vàng thi rất dễ sa ngã với những kiểu lôi kéo và mua chuộc, trực tiếp hay gián tiếp của những đối tượng xấu.

Chắc hẳn là những đối tượng này tìm hiểu rất kĩ càng nhân thân, sở thích, lối sống của những người họ muốn tiếp cận, lôi kéo để có những phương thức khác nhau nhằm "mua chuộcc" cán bộ trong bộ máy công quyền.

Nếu không thể tác động đến nhân vật chính, bọn chúng sẽ tiếp cận đến những vệ tinh - vợ, con, họ hàng. Những mối quan hệ này, tất cả đều được sử dụng với mục đích xấu để che chắn những hành vi sai trái.

Kinh doanh lễ nghĩa - sinh nhật, mừng tuổi, cưới hỏi đều được đặt lên bàn cân kinh doanh, mà ở đây chắc hẳn là sự lợi dụng chức quyền. Có đôi khi còn dựa vào những chương trình nhân đạo, từ thiện để đánh bóng tên tuổi.

Bắt bài là từ dùng trong chiếu cờ bạc để chỉ những người cao tay, lừa được người khác nay đã chen vào cả công việc để dẫn dụ những cán bộ, công chức tha hóa. Một khi đã có những "chỗ dựa" vững chắc, những đối tượng xấu sẽ gia tăng những hoạt động nhằm mục đích vụ lợi cho bản thân và gây hại cho đời sống xã hội.

Những “viên đạn bọc đường” được hỗ trợ thông qua những phương cách vi diệu và ngày càng nguy hiểm hơn trong thời đại 4.0. Những bài học đau xót trong công tác cán bộ trong thời gian gần đây chính là những kinh nghiệm xương máu để những người có trách nhiệm học hỏi và thẩm thấu.

Cẩn thận với những “viên đạn bọc đường” - lời khuyên này luôn có giá trị với thời gian để người cán bộ, công chức tự soi rọi mình, từ đó dẫn đến sự nghiêm minh và liêm chính khi thực thi nhiệm vụ và hơn thế nữa đây là việc mà những người làm công tác tổ chức cán bộ phải thật chú tâm để không rơi vào vòng xoáy của những thủ đoạn tinh vi mà làm hỏng đi giá trị thực sự của công tác tổ chức cán bộ.

Ở một góc độ khác, khi lòng tự trọng và sự trung thực bị mất đi thì hai chữ liêm khiết thật khó để thực hiện!

Có thể bạn quan tâm

  • Tham nhũng và cái giá phải trả

    04:00, 24/10/2022

  • Chống tham nhũng, tiêu cực tại khu vực tư

    21:42, 17/10/2022

  • Chặn tham nhũng có hệ thống cách nào?

    04:00, 19/08/2022

  • Cơ chế xử lý tham nhũng còn bất cập

    03:30, 28/07/2022

  • Đã thu hồi gần 49.838 tỷ đồng trong vụ án tham nhũng, kinh tế

    15:57, 19/07/2022

  • Kỳ vọng từ ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh

    19:45, 06/07/2022

LÊ TẤN THỜI