Khan hiếm xăng dầu: Cần tôn trọng cơ chế thị trường

THIÊN ÂN 08/11/2022 04:30

Tư duy quản lý trong lĩnh vực xăng dầu cần tôn trọng cơ chế thị trường.

>>Cây xăng đóng cửa, hệ luỵ đổ lên người tiêu dùng

Những tưởng sau phiên điều chỉnh giá ngày 2/11 vừa qua thì tình trạng khan hiếm, nhỏ giọt xăng dầu sẽ được cải thiện, nhưng mọi thứ đang đi theo chiều ngược lại. Các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu kêu than đang “oằn mình” gánh thị trường và sức chịu đựng “có hạn”.

Người dân xếp hàng dài chờ mua xăng, dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng, dầu trên phố Lạc Trung, tối 5/11. (Ảnh: TTXVN)

Người dân xếp hàng dài chờ mua xăng, dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng, dầu trên phố Lạc Trung, tối 5/11. (Ảnh: TTXVN)

Thực tế cho đến thời điểm hiện tại không chỉ người dân mà vấn đề thiếu hút xăng dầu đã làm nóng nghị trường. Hàng loạt câu hỏi đặt ra về cung cách điều hành cũng như những điểm nghẽn khiến xăng dầu khan hiếm.

Sốt ruột là đúng vì nếu thiếu nhiên liệu thì mọi hoạt động của cuộc sống đều bị ngưng trệ. Kinh tế vốn dĩ đang rất khó khăn do ảnh hưởng từ lạm phát thế giới, nay lại phải đối mặt với việc thiếu hụt nhiên liệu thì không chỉ người dân mà cả doanh nghiệp đều như ngồi trên đống lửa.

Thế nhưng, quả bóng “trách nhiệm” lại được truyền từ hết bộ này sang bộ kia. Bộ Công Thương luôn khẳng định xăng dầu là mặt hàng chiến lược nên quản lý xăng dầu không chỉ là Bộ Công Thương mà còn có 6 bộ ngành và các địa phương. Còn Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi quy định để giao hoàn toàn quản lý xăng dầu về Bộ Công Thương làm một đầu mối. Trong khi đó, tư lệnh ngành ngân hàng thì phân trần rằng đã cấp tín dụng, cung ứng ngoại tệ cho doanh nghiệp xăng dầu nhưng doanh nghiệp mới chỉ sử dụng khoảng 50% mức tín dụng đã cấp… Mỗi bộ đều có quan điểm riêng.

Một điểm kinh doanh xăng, dầu trên phố Tạ Quang Bửu đóng cửa. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Một điểm kinh doanh xăng, dầu trên phố Tạ Quang Bửu đóng cửa. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Chính phủ đã lập tức chỉ đạo. Công văn gửi đi rất rõ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương, Bộ Tài chính sớm khắc phục tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ, bảo đảm nguồn cung xăng dầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân trong mọi tình huống.

Ngay sau đó, Bộ Công Thương đã hành động. Bộ yêu cầu các đơn vị đầu mối vốn nhà nước xuất lượng xăng dầu dự trữ thương mại. Lượng xăng dầu dự trữ của Việt Nam đến từ hai nguồn: dự trữ lưu thông của doanh nghiệp và dự trữ xăng dầu quốc gia.

Được biết, theo số liệu tới ngày 30/9, dự trữ thương mại của các doanh nghiệp là hơn 1,25 triệu m3 xăng dầu (chưa gồm nguồn từ hai nhà máy lọc dầu, nhập khẩu trong kỳ của các doanh nghiệp). Mức dự trữ này tương đương 74% lượng tiêu thụ bình quân của cả nước trong một tháng.

Với số lượng xăng dầu dự trữ hiện tại, hy vọng cơn khát xăng dầu sẽ được giải quyết phần nào, đủ thời gian để các cơn khát xăng dầu sẽ được giải quyết phần nào, đủ thời gian để các bộ nhanh hơn nữa khẩn trương hơn nữa theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.

>>Khan hiếm xăng dầu: Cách nào giải quyết gốc rễ vấn đề?

>>Doanh nghiệp xăng dầu than khó vì khan hiếm nguồn cung

>>Khan hiếm xăng dầu: Đề nghị bỏ các quy định “hành” doanh nghiệp

Một điểm kinh doanh xăng, dầu trên phố Thanh Nhàn đóng cửa. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Một điểm kinh doanh xăng, dầu trên phố Thanh Nhàn đóng cửa. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Có thể nói, việc một số bộ ngành kiểm soát thị trường xăng dầu, để bảo đảm an ninh năng lượng, đúng định hướng nhưng sự chậm thích ứng, không linh hoạt đang gây những ảnh hưởng không nhỏ. Bản thân các Bộ Công thương, Bộ Tài chính cũng khá chậm chạp trước những biến động thế giới, xử lý chưa kịp thời so với nhịp chuyển động của cuộc sống.

Qua đó, rà soát lại các loại thuế, phí nhập khẩu đảm bảo tính đúng, tính đủ, hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường xăng dầu trên cơ sở phù hợp với thực tế phát sinh và các quy định hiện hành.

Bên cạnh đó, việc giữ định mức thuế xăng dầu bất hợp lý và định giá thay cho thị trường như vừa qua cũng cần nhìn nhận lại. Thị trường nên được vận hành đúng quy luật, bởi chỉ khi lợi ích của người dân, doanh nghiệp và Nhà nước hài hòa, sẽ không còn chuyện cửa hàng xăng dầu hết xăng, người dân đổ xô xếp hàng mua xăng.

Tức là, các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước, có lãi mới dám làm. Và xin nhắc lại, Thủ tướng đã yêu cầu, sẽ được thực hiện thật nhanh việc ổn định thị trường xăng dầu thời gian tới vì dân và doanh nghiệp không thể đợi thêm được.

Xăng dầu như máu của nền kinh tế. Chúng ta đã từ bỏ kinh tế kế hoạch chuyển sang kinh tế thị trường được hơn 30 năm. Tư duy quản lý, ở đây là xăng dầu, cần tôn trọng cơ chế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, giá hình thành và vận động theo cơ chế của nó, đó là cơ chế giá trị, cung cầu và cạnh tranh. 

Có thể bạn quan tâm

  • Khan hiếm xăng dầu: Cách nào giải quyết gốc rễ vấn đề?

    02:00, 08/11/2022

  • Doanh nghiệp xăng dầu than khó vì khan hiếm nguồn cung

    20:06, 07/11/2022

  • Khan hiếm xăng dầu: Đề nghị bỏ các quy định “hành” doanh nghiệp

    14:57, 07/11/2022

  • Sửa đổi Luật Giá: Tại sao phải duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu?

    00:06, 07/11/2022

  • “Lỗ hổng” quản lý kinh doanh xăng dầu

    10:50, 06/11/2022

  • Điều hành xăng dầu “bỏ quên” công nghệ IoT

    02:19, 06/11/2022

  • Thị trường xăng dầu rối loạn vì đa tầng nấc

    12:28, 05/11/2022

  • Cần rà soát lại các quy định về quản lý điều hành giá xăng dầu

    11:17, 04/11/2022

  • Khan hiếm xăng dầu: Điệp khúc “hết xăng” xuất phát từ lỗi hệ thống và cần được xử lý!

    05:00, 04/11/2022

THIÊN ÂN