Người tiêu dùng phải đặt mình vào tâm thế “thông thái”!
Thủ tục kiểm định nghiêm ngặt, giấy tờ kiểm tra gắt gao, nhưng tại sao hàng hóa chưa qua kiểm nghiệm vẫn nghiễm nhiên nằm trên kệ siêu thị?
>>Tìm "đường ra" cho các sản phẩm của HTX
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan từng nhấn mạnh: “Chuẩn hóa nông sản cho ngay thị trường trong nước. Bắt đầu từ các chợ cóc, chợ truyền thống, sau đó tiến dần lên các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà phân phối... Chúng ta không chấp nhận sự dễ dãi từ khâu nhỏ nhất”.
Thực tế, qua tìm hiểu thì cần phải có tới 45 thủ tục thì hàng hóa mới có thể “bước chân” vào được siêu thị. Đơn cử, hàng nhập khẩu phải có giấy hải quan, hàng thực phẩm nội địa phải có giấy phép sản xuất, đăng ký kinh doanh...
Với hàng loạt thủ tục kiểm định nghiêm ngặt, giấy tờ kiểm tra gắt gao như vậy, nhưng tại sao hàng hóa chưa qua kiểm nghiệm vẫn nghiễm nhiên nằm trên kệ siêu thị?
>>Khi siêu thị không còn là “siêu nhân”
>>Gian nan hàng Việt vào siêu thị
Thứ nhất, do các siêu thị hoạt động thiếu chuyên nghiệp, chưa chú trọng đến chính sách phát triển siêu thị, đặc biệt là vấn đề nhân sự. Không ít giám đốc siêu thị chưa được đào tạo về lĩnh vực bán lẻ. Cơ chế kiểm tra, giám sát, xử lý còn nhiều lỗ hổng.
Khi tiến hành kiểm tra việc kinh doanh các sản phẩm hàng hóa, thực phẩm trong siêu thị, các đoàn kiểm tra thường chỉ căn cứ vào hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, nguồn gốc sản phẩm do siêu thị cung cấp. Như vậy, làm sao có thể cho kết quả chính xác?
Thứ hai, cùng một mặt hàng và nhà cung cấp nhưng giá ngoài chợ và trong hệ thống siêu thị bán lẻ lại rất khác nhau. Vấn đề này được ví như kim tự tháp, đại siêu thị cao nhất, trung siêu thị thứ 2, chợ trung tâm thứ 3, chợ ven đô thứ 4, hàng rong cuối cùng. Giá cao nhất so chợ bình dân chênh nhau từ 40 - 50%.
Thứ ba, việc đưa được hàng hóa vào siêu thị, chuỗi cửa hàng vẫn là một thách thức lớn. Khó khăn muôn thuở mà các nhà sản xuất nhỏ và vừa thường than phiền, đó là bộ phận thu mua luôn làm khó nếu nhà sản xuất không “biết điều”.
Thứ tư, ngoài vấn đề thủ tục giấy tờ, nhiều doanh nghiệp, đơn vị, nhà sản xuất phải chấp nhận “bôi trơn” cùng hàng loạt chi phí khác để sản phẩm vào được siêu thị, được “chăm sóc” tốt.
Đây được xem là mấu chốt quan trọng mà theo như giới phân tích, nếu các nhà bán lẻ không quản lý, kiểm soát tốt bộ phần thu mua của mình dễ dẫn đến tình trạng hàng hóa bán theo kiểu “treo đầu dê bán thịt chó” như một số chuỗi bán lẻ từng bị phanh phui.
Luật Bảo vệ quyền lợi NTD đã ra đời nhiều năm và có sửa đổi, bổ sung quy định các quyền cơ bản của NTD. Cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, trách nhiệm và đạo đức của chủ doanh nghiệp, đơn vị, nhà sản xuất, người bán hàng, điều quan trọng với người tiêu dùng lúc này là phải đặt mình vào tâm thế “thông thái”!
Có thể bạn quan tâm
Vụ rau VietGAP dỏm vào siêu thị: Doanh nghiệp tự phá bỏ đạo đức và văn hoá kinh doanh
05:00, 25/09/2022
Vụ rau VietGAP dỏm vào siêu thị: Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng
04:30, 25/09/2022
Vụ rau VietGAP dỏm vào siêu thị: Phát huy “quyền năng tối thượng” của người tiêu dùng
05:00, 24/09/2022
Khi siêu thị không còn là “siêu nhân”
11:20, 23/09/2022
Siêu thị xử lý khủng hoảng ngày càng chuyên nghiệp
04:10, 21/09/2022