Nâng tầm vị thế Việt Nam và ASEAN
Chuyến công tác của Thủ tướng tại các quốc gia châu Âu đã đạt nhiều kết quả ấn tượng và quan trọng, giúp nâng cao hơn nữa hình ảnh và vị thế của Việt Nam.
>>47 NĂM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC: Vị thế Việt Nam
Chiều ngày 16/12 cừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN-EU ngày 14/12 tại Brussels, Bỉ, và chuyến thăm chính thức các nước Benelux (Vương quốc Bỉ, Vương quốc Hà Lan và Đại Công quốc Luxembourg) từ ngày 9/12 đến ngày 15/12.
Chuyến công tác của Thủ tướng tại các quốc gia châu Âu đã đạt nhiều kết quả ấn tượng và quan trọng, không chỉ giúp nâng cao hơn nữa hình ảnh và vị thế của Việt Nam, mà hình ảnh về một ASEAN cũng được nâng lên ở một tâm thế mới.
Kể từ khi chính quyền của Tổng thống Biden thông qua đạo luật giảm lạm phát tại Mỹ hồi tháng 8, quan hệ thương mại giữa Mỹ với các nước thành viên EU tới nay đã bắt đầu xuất hiện nhiều rạn nứt.
Theo điều luật, Mỹ sẽ chi một số tiền kỷ lục lên tới 369 tỷ đô la để ưu đãi về thuế cho các công ty đầu tư vào năng lượng sạch, cũng trợ cấp một khoản tiền cho các dự án xe điện, pin và các dự án năng lượng tái tạo trong nước. Người hưởng lợi từ đạo luật này, thứ nhất là người dân Mỹ và thứ hai là các doanh nghiệp Mỹ. Vì được trợ giá, người dùng Mỹ có thể mua xe điện với giá rẻ hơn, các doanh nghiệp Mỹ do được trợ giá cũng sẽ dễ dàng giảm giá bán, loại bỏ đối thủ cạnh tranh nước ngoài, từ đó nâng cao doanh số bán lẻ.
Việc ban hành đạo luật giảm lạm phát của Hoa Kỳ không khác gì đang tạo thêm một cú sốc mới cho nền kinh tế các nước EU. Nó cũng cho thấy trong bối cảnh khó khăn chung, các nước sẽ vì lợi ích quốc gia mình mà ban hành những chính sách đề cao tính bảo hộ, đơn phương và thiếu sự kết nối mang tầm khu vực.
Trong khi cả hai khu vực ASEAN và EU cũng đã sớm nhận thức được điều này, do vậy vào tháng 12/2020, khi thế giới chịu tác động nặng nề từ đại dịch, thì tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia ASEAN và EU. Cả ASEAN và EU khi ấy đã tuyên bố nâng cấp quan hệ từ “đối tác đối thoại” lên thành “đối tác chiến lược”.
Xét về mặt hợp tác song phương với các nước EU, trong 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể, qua đó chúng ta còn xuất sắc trở thành đầu cầu gắn kết nhiều nước đầu tàu EU với khu vực.
Các nước Benelux đều là đối tác hàng đầu của Việt Nam tại châu Âu về thương mại, đầu tư; có nhiều thế mạnh phù hợp mục tiêu an ninh - phát triển của Việt Nam về ứng phó với biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo, công nghệ cao…
Lãnh đạo cấp cao các nước đều đánh giá cao vị thế quốc tế ngày càng cao của Việt Nam, khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, là một trong những nền kinh tế phát triển năng động nhất, nhiều tiềm năng nhất trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều khó khăn.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu: “Chuyến công du của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đẩy mạnh kết nối về logistics, thu hút đầu tư chất lượng cao của ba nước vào hạ tầng chiến lược, tăng cường hợp tác chuyên ngành giữa các bộ, ngành địa phương và doanh nghiệp của ta với ba nước về quản lý nước, ứng phó với biến đổi khí hậu... Đã có 30 thỏa thuận hợp tác giữa các bộ ngành, địa phương, viện nghiên cứu và giữa các doanh nghiệp đã được ký kết...”…v..v.
Về Biển Đông, lãnh đạo các nước khẳng định ủng hộ việc đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trong khu vực; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982; ủng hộ tiến trình đàm phán COC thực chất, hiệu quả giữa ASEAN và Trung Quốc.
>>IPU nâng cao vị thế Việt Nam
>>Khẳng định vị thế Việt Nam trong hệ thống cảng biển quốc tế
Thực tế đó cho thấy, chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính có ý nghĩa quan trọng; góp phần triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội XIII về “Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế”; Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh về nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030”; Chỉ thị 15 của Ban Bí thư về “Ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030”.
Đồng thời, thể hiện tinh thần chủ động, tích cực và đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam trong ASEAN, cũng như đối với cộng đồng quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh khu vực và thế giới đang đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp, thách thức khó lường như hiện nay.
Do đó, chuyến công du của Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng vì vậy mà có ý rất lớn trong việc gắn kết giữa hai khu vực. Đó là dấu mốc quan trọng trong quan hệ của Việt Nam với ba nước, giúp gia tăng tin cậy chính trị, đẩy mạnh toàn diện quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và ba nước trong giai đoạn phát triển mới ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, phục vụ các lợi ích an ninh – phát triển của Việt Nam và đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Có thể bạn quan tâm
47 NĂM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC: Vị thế Việt Nam
05:00, 30/04/2022
ĐIỂM BÁO NGÀY 29/04: Vị thế Việt Nam
05:13, 29/04/2022
Khẳng định vị thế Việt Nam trong hệ thống cảng biển quốc tế
06:02, 18/11/2021
IPU nâng cao vị thế Việt Nam
20:04, 06/09/2021
Hiệp định EVFTA và EVIPA nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế
10:23, 27/05/2020