Làm sao tiêu hết tiền?

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 05/03/2023 01:00

Hiện vẫn còn hơn 117.000 tỉ đồng vốn ngân sách nhà nước còn lại ở các bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ chi tiết cho danh mục nhiệm vụ, dự án. Nghĩa là tiền chưa tìm thấy mục đích chi tiêu!

>>Giải ngân 700 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2023

đ

Bài toán giải ngân vốn đầu tư công vô cùng phức tạp.

Kết thúc năm 2022, khoảng 280 nghìn tỷ đồng dùng cho đầu tư công bị “mắc kẹt” vì rất nhiều lý do. Cũng có nghĩa rằng, nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đang rối bời bời vì chưa tiêu được tiền.

Đầu tư công là lĩnh vực mà trong vòng 1 năm Chính phủ ban hành tới 12 nghị quyết, 4 công điện, 7 văn bản, 3 hội nghị trực tuyến toàn quốc. Do đâu dẫn đến nghịch cảnh này?

Một lát cắt nhỏ về tiến độ “tiêu tiền” ở nhiều địa phương cho thấy thực trạng này. Tại Quảng Trị rất “nóng hổi” vấn đề thiếu mỏ vật liệu san lấp, liên Sở Tài chính - Xây dựng không công bố giá khiến doanh nghiệp không biết đường nào mà lần!

Theo Sở Xây dựng Quảng Trị, hiện nay, trên địa bàn tỉnh chỉ còn 3 mỏ khai thác đất đã được cấp phép, có trữ lượng trên 1,548 triệu m3 và 14 mỏ khai thác đất tận thu. Trong khi nhu cầu của doanh nghiệp trên 8 triệu mét khối!

>>Bình Dương: Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

>>“Đóng băng” vốn đầu tư công Quảng Nam

>>Quảng Ninh: Đôn đốc, đẩy mạnh phân bổ giải ngân vốn đầu tư công

Điều tương tự cũng diễn ra ở khắp các công trình lớn nhỏ trong cả nước, ví dụ cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, Vĩnh Hảo - Phan Thiết lẽ ra thông xe cuối năm 2022 nhưng vì thiếu vật liệu san lấp dẫn đến chậm tiến độ.

Trước Tết nguyên đán, giá chỉ từ 250.000- 300.000 đồng/m3 nhưng hiện tại đã bị đẩy lên 350.000 - 400.000 đồng/m3, thậm chí còn dự báo 500.000 đồng/m3. Doanh nghiệp không muốn thi công vì sợ lỗ! Dẫn đến ứ đọng vốn.

Có thể thấy rằng, bài toán giải ngân vốn đầu tư công vô cùng phức tạp, nhiều khi rất vi mô, vấn đề không chỉ là tiền mà là cơ chế minh bạch, sự chủ động của địa phương, “trên nóng dưới lạnh”, thiếu quyết tâm chính trị, đầu tư tràn lan. Cuối cùng thiếu đầu mối chịu trách nhiệm cụ thể!

Ngày 21/1, phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc đôn đốc đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu: “đầu tư công có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải”.

Có thể bạn quan tâm

  • Giải ngân 700 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2023

    11:48, 04/03/2023

  • Bình Dương: Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

    13:18, 02/03/2023

  • “Đóng băng” vốn đầu tư công Quảng Nam

    01:38, 01/03/2023

  • Quảng Ninh: Đôn đốc, đẩy mạnh phân bổ giải ngân vốn đầu tư công

    01:33, 01/03/2023

  • Nỗ lực thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

    05:30, 22/02/2023

TRƯƠNG KHẮC TRÀ