Nâng cao năng suất lao động: Bài 1 - Vấn đề cốt lõi

TS. NGUYỄN BÍCH LÂM - Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê 01/11/2023 04:00

Cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là vấn đề cốt lõi hiện nay, là con đường ngắn nhất để đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững.

>>Cần giải pháp tổng thể cho bài toán năng suất lao động nhiều năm không "về đích"

Đối với kinh tế Việt Nam, cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là vấn đề cốt lõi hiện nay, là con đường ngắn nhất để đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, bắt kịp trình độ phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trên cơ sở làm rõ vai trò của năng suất lao động trong tăng trưởng kinh tế cũng như khái niệm và phương pháp tính năng suất lao động, bài viết phân tích thực trạng năng suất lao động của Việt Nam, chỉ ra xu hướng thay đổi kinh tế thế giới tác động tới năng suất lao động; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp để Việt Nam nâng cao năng suất lao động trong thời gian tới.

Năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Paul R. Krugman - Nhà kinh tế học người Mỹ, đạt giải Nobel kinh tế đánh giá: “Năng suất không phải là tất cả, nhưng trong dài hạn, năng suất gần như là tất cả!”.

Đối với kinh tế Việt Nam, cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là vấn đề cốt lõi hiện nay, là con đường ngắn nhất để đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, bắt kịp trình độ phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Năng suất lao động của Việt Nam hiện chỉ bằng 8,4% so với Singapore, 23,1% so với Malaysia, 41,5% so với Thái Lan, 55,5% so với Indonesia và 62,8% so với Philippinse.

Năng suất lao động của Việt Nam hiện chỉ bằng 8,4% so với Singapore, 23,1% so với Malaysia, 41,5% so với Thái Lan, 55,5% so với Indonesia và 62,8% so với Philippinse.

Trong những năm qua, năng suất lao động của Việt Nam đã thu hẹp được khoảng cách tương đối với các nước trong khu vực ASEAN có trình độ phát triển cao hơn. Tuy vậy, theo số tuyệt đối tính theo sức mua tương đương năm 2017 năng suất lao động của Việt Nam năm 2022 đạt 20,4 nghìn USD, chỉ bằng 11,4% mức năng suất lao động của Singapore; 35,4% của Malaysia; 64,8% của Thái Lan.

So với các nền kinh tế phát triển có quy mô lớn, năng suất lao động của Việt Nam bằng 15,4% của Mỹ; 19,1% của Pháp; 21,6% của Anh; 24,7% của Hàn Quốc; 26,3% của Nhật Bản và 59% của Trung Quốc. So sánh năng suất lao động của Việt Nam với các nước cho thấy chúng ta đang phải đối mặt với thách thức rất lớn để có thể bắt kịp mức năng suất lao động của các nước trong khu vực và trên thế giới trong thời gian tới.

Năng suất lao động của nước ta thấp là do: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế chưa hợp lý; Chưa phát huy được vai trò chủ đạo của năng suất lao động nội ngành; Năng suất lao động của khu vực doanh nghiệp thấp; Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh còn hạn chế, máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu; Nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

>>Tại sao năng suất lao động thường xuyên không đạt chỉ tiêu?

Trong 5 năm gần đây, thế giới trải qua nhiều biến cố, với 4 đặc trưng: Biến động khó lường; không chắc chắn; phức tạp và mơ hồ. Các biến cố đưa đến những thay đổi mạnh mẽ trong hoạt động kinh tế thế giới, trật tự kinh tế toàn cầu lỏng lẻo; các giá trị của chủ nghĩa tự do kinh tế bị thách thức nghiêm trọng; chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch quay trở lại. Chuỗi cung ứng toàn cầu được định hình lại theo hướng linh hoạt, dễ thích nghi hơn.

Để vượt qua các biến cố kinh tế và xử lý thiếu hụt lao động do vấn đề nhân khẩu học, các quốc gia đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, cơ cấu lại lực lượng lao động, đồng thời định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu. Những ứng dụng và điều chỉnh này trở thành động lực nâng cao năng suất lao động.

Để hoà nhịp với xu hướng thay đổi không thể đảo ngược của kinh tế thế giới, để nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế Việt Nam, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và toàn bộ hệ thống chính trị cần thấm nhuần nhận thức về tầm quan trọng của năng suất lao động, khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về nâng cao năng suất lao động Việt Nam. Định kỳ đánh giá, bổ sung, cập nhật Chiến lược này phù hợp với những thay đổi mau lẹ của kinh tế thế giới. Suy cho cùng, để “cạnh tranh sòng phẳng” với các nền kinh tế trong khu vực và thế giới, chúng ta phải cạnh tranh bằng năng suất lao động vượt trội.

Trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế và của doanh nghiệp. Cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là vấn đề cốt lõi với kinh tế Việt Nam hiện nay, là con đường ngắn nhất để đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, bắt kịp trình độ phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Có thể thấy, sau hơn 35 năm đổi mới, kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước có mức thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quy mô, tiềm lực nền kinh tế được tăng lên. Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. An sinh xã hội được bảo đảm, thu nhập và đời sống của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, xã hội ổn định, ngày càng tiến bộ.

Tuy nhiên, hiện nay kinh tế Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Cơ cấu kinh tế chậm đổi mới, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; đời sống một bộ phận dân cư còn khó khăn.

Nền kinh tế còn khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào gia tăng quy mô vốn và lao động, trong khi đó đóng góp của các nhân tố gắn trực tiếp với cải thiện chất lượng, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh chưa tương xứng với kỳ vọng.

Chính vì vậy, để tránh nguy cơ tụt hậu và vượt qua bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần tập trung chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả, trong đó trọng tâm là cải thiện, từng bước nâng cao năng suất lao động để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn tới.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cạnh tranh khốc liệt giữa các nền kinh tế, chỉ có nâng cao năng suất lao động mới có thể đứng vững và phát triển kinh tế đất nước nhanh và bền vững. Nói về tầm quan trọng của năng suất lao động, Paul Robin Krugman - Nhà kinh tế học người Mỹ, đạt giải Nobel kinh tế đánh giá: “Năng suất không phải là tất cả, nhưng trong dài hạn, năng suất gần như là tất cả!”.

>> Mời đón đọc: Nâng cao năng suất lao động: Bài 2 - Chưa đột phá như kỳ vọng

Có thể bạn quan tâm

  • Cần giải pháp tổng thể cho bài toán năng suất lao động nhiều năm không "về đích"

    11:19, 28/09/2023

  • Thay vì đối đầu, AI được tận dụng gia tăng năng suất lao động

    03:00, 17/08/2023

  • Tọa đàm: Giải pháp nâng cao năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng kinh tế

    23:16, 20/06/2023

  • Nam Định: Đưa công nghệ số để cải thiện năng suất lao động

    15:00, 17/06/2023

  • Tại sao năng suất lao động thường xuyên không đạt chỉ tiêu?

    10:01, 01/06/2023

TS. NGUYỄN BÍCH LÂM - Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê