Biết mình là ai
“Biết mình biết người, trăm trận không nguy”.
>>L’arlesienne và trào lưu indie
Như câu nói của Tôn Tử: “Biết mình biết người, trăm trận không nguy”, việc đánh giá đúng năng lực của mình cũng như lĩnh vực sắp đầu tư là rất thiết, hí là yếu tố quan trọng nhất để thành công trong kinh doanh.
Hooters và Bloomberg, hai công ty đều thành công. Và rồi họ đưa ra hai quyết định mở rộng nhưng lại dẫn đến hai kết quả trái ngược.
Chuyện của Hooters
Robert Brooks là một doanh nhân đầy “chất chơi”. Ông mua bản quyền nhượng quyền của nhà hàng Hooters, tuyển toàn các nữ phục vụ thật xinh đẹp. Và thế là Hooters vụt trở thành một chuỗi nhà hàng thành công với 430 chi nhánh trên toàn thế giới.
Kiếm được rất nhiều tiền, Robert bắt đầu tự hỏi mình sẽ làm gì với số tiền này. Trong một lần đi máy bay, ông chủ nhà hàng này chợt nảy ra ý tưởng kinh doanh hàng không. Vẫn công thức cũ như với nhà hàng Hooters, hãng hàng không của ông sẽ có điểm nhấn là các cô tiếp viên xinh đẹp và gợi cảm, giúp trải nghiệm bay của khách hàng thú vị hơn.
Nói là làm, Robert Brooks đã mua lại Pace Airlines và đổi tên thành Hooters Air, với câu khẩu hiệu “Fly a mile high with us”. Đây là 1 câu chơi chữ, nghĩa đen là “Bay thật cao với chúng tôi”, còn nghĩa bóng là “Bay thật ‘phê’ với chúng tôi”.
Thời gian đầu, Hooters Air được truyền thông hào hứng đưa tin. Nhưng chỉ vài tháng sau, hãng đã bị thực tế “vả mặt” với những khó khăn của ngành này: Nhiều quy định ngặt nghèo, chi phí cao, tỷ suất lợi nhuận thấp,… Rõ ràng kinh doanh hàng không hoàn toàn không giống kinh doanh nhà hàng.
Hooters Air đã cố gắng đem lại trải nghiệm tốt cho khách hàng, nhưng điều đó là chưa đủ. Các hãng khác đều có mức giá tốt hơn nhờ quy mô lớn và hoạt động hiệu quả. Nhưng Hooters Air thì không có kinh nghiệm hay lợi thế cạnh tranh trong ngành này. Hãng đang đấu với những “gã khồng lồ” trong “sân nhà” của họ.
Kết quả, sau 3 năm, Hooters Air phải ngừng hoạt động, lỗ 40 triệu USD, thậm chí còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhà hàng ban đầu.
>>"Cú bắt tay" độc quyền giá 18 tỷ đô mỗi năm
Chuyện của Bloomberg
Cùng những năm đó, Michael Bloomberg cũng có hoàn cảnh tương tự Robert Brooks kể trên.
Michael Bloomberg có một công ty riêng, chuyên cung cấp dữ liệu và những thông tin chi tiết về kinh doanh và thị trường cho các công ty tài chính. Sản phẩm có tên là Bloomberg Terminal.
Bloomberg Terminal rất được phố Wall ưa chuộng vì nó rất hiệu quả. Chỉ sau mười năm, Michael đã “bơi trong tiền mặt”. Giống như Robert Brooks, Michael Blooberg cũng tự hỏi: “Dùng số tiền này như thế nào?”.
Có thể Michael đã nghĩ đến việc mua một hãng hàng không chăng? Nhưng ông nhận ra đó là một lĩnh vực hoàn toàn mới và mình không hề có kinh nghiệm. Thế mạnh cốt lõi của Bloomberg là dữ liệu và những thông tin sâu sát về thị trường. Vì vậy, ông quyết định đầu tư vào một lĩnh vực giúp công ty có thể bán được nhiều sản phẩm mà ông đang kinh doanh, đó chính là truyền thông.
Ngành truyền thông cũng rất cạnh tranh, nhưng Bloomberg có kinh nghiệm và dữ liệu chính xác, họ vẫn có thể làm chủ cuộc chơi. Không giống như Hooter Air, Bloomberg không cần quan tâm đến lợi nhuận trong lĩnh vực kinh doanh truyền thông. Vì họ đã có sẵn một “cỗ máy” lợi nhuận là Bloomberg Terminal rồi. Truyền thông chỉ là một kênh để sản phẩm được biết đến nhiều hơn, từ đó mở rộng hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty.
Như vậy, kênh tin tức kinh doanh và tài chính số một thế giới Bloomberg Media đã ra đời. Kết quả, việc mở rộng truyền thông đã thành công rực rỡ, ngày nay Bloomberg có doanh thu hàng năm tới 12 tỷ USD.
Ai cũng biết đến những hoạt động truyền thông của Boomberg, nhưng thực chất 95% doanh thu của họ đến từ sản phẩm ban đầu - Bloomberg Terminal. Và Michael Bloomberg vẫn sở hữu 88% công ty với tài sản ròng trị giá hơn 90 tỷ USD.
Biết mình, biết người
Hãng hàng không Hooters Air giống như một cuộc phiêu lưu. Ý tưởng nghe có vẻ rất thú vị, nhưng các kỹ năng hàng không không phải năng lực cốt lõi của một công ty nhà hàng. Ngay cả những hãng hàng không kỳ cựu trong ngành cũng rất khó khăn mới có lãi, nên một hãng hàng không mới thành lập của một ông chủ nhà hàng rất khó có khả năng sinh lợi nhuận.
Bloomberg Media thì ngược lại. Truyền thông là một lĩnh vực mới nhưng vẫn nằm trong khả năng của Bloomberg bởi trong tay Bloomberg là cả một hệ thống dữ liệu và thông tin khổng lồ. Thành ra, mảng mở rộng này ít rủi ro và tiềm năng tăng giá khá lớn.
“Tay chơi” Brooks không đánh giá đúng năng lực cốt lõi của mình, dấn thân vào một lĩnh vực hoàn toàn xa lạ. Kết quả là ông phải trả giá 40 triệu USD. Còn Bloomberg biết rõ thế mạnh của mình ở đâu, ông mở rộng kinh doanh dựa trên thế mạnh của mình và đế chế của ông đến giờ vẫn vững.
Tôn Tử đã từng nói: “Biết mình biết người, trăm trận không nguy”, việc đánh giá đúng năng lực của mình cũng như lĩnh vực sắp đầu tư là rất thiết, thậm chí là yếu tố quan trọng nhất để thành công trong kinh doanh. Đừng dấn thân vào một cuộc chơi mà bạn không hiểu rõ, và cũng đừng cố cạnh tranh trong một lĩnh vực bạn không có kinh nghiệm và lợi thế, dù cho lợi ích vẽ ra có hấp dẫn đến đâu đi chăng nữa.
Có thể bạn quan tâm
Shein “khoác áo mới” ở Anh
01:30, 01/11/2023
Chiêu độc: Đặt tên nhà hàng “lừa cả Google”
01:00, 31/10/2023
L’arlesienne và trào lưu indie
03:00, 30/10/2023
"Cú bắt tay" độc quyền giá 18 tỷ đô mỗi năm
02:30, 29/10/2023