Masan đặt mục tiêu tăng trưởng, phát hành cổ phiếu ESOP trong 2018
Đại hội đồng cổ đông thường niên của CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group, MSN, HSX) đã thông qua 18 nội dung mà HĐQT trình, trong đó có kế hoạch kinh doanh, phát hành cổ phiếu và chia cổ tức.
Một trong 18 nội dung được cổ đông thông qua là kế hoạch kinh doanh hợp nhất 2018. Theo đó, Masan đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt từ 54.000-47.000 tỷ đồng (2 mức dự báo thấp và cao), tỷ lệ tăng trưởng 20-25% so với 2017; lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông của công ty là 3.400-4.000 tỷ đồng, tăng trưởng 10-30% so với 2017; lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông của công ty sau khi trừ các khoản thu nhập bất thường là 3.400-4.000 tỷ đồng, tăng trưởng 55-80% so với 2017.
Theo chỉ tiêu kinh doanh 2018, Masan Group đã trở lại chu kỳ tăng trưởng và với dự báo tăng trưởng ở mọi công ty thành viên bao gồm: Masan Consumer, Masan Nutri-Science, Masan Resources, Tecombank và các công ty liên kết.
Cổ đông của Masan cũng thông qua phương chia cổ tức 2017 bằng tiền ở mức 0%. Như vậy, Masan đang giữ lại lợi nhuận, tập trung phân phối cho các quỹ và tăng dòng tiền tái đầu tư cho các hạng mục đầu tư của công ty.
Trong kế hoạch năm 2018, Masan cũng dự kiến sẽ phát hành cổ phần mới theo chương trình lựa chọn cho người lao động. Thời gian phát hành ở 2018 và 4 tháng đầu 2019, số lượng dự kiến phát hành tối đa 0,5% tổng số vốn điều lệ của công ty với giá phát hành bằng mệnh giá. Trên cơ sở tổng số cổ phần thực tế được phát hành, Masan sẽ tăng vốn điều lệ và thực hiện niêm yết bổ sung số lượng cổ phần này tại HSX.
Ngoài ra, cổ đông Masan cũng thông qua phương án bán cổ phiếu quỹ. Theo nội dung tờ trình và giao dịch thực tế mà Masan đã hoàn tất vào năm 2017, công ty đang nắm giữ 109.899.932 cổ phiếu quỹ. Số lượng cổ phiếu quỹ thông qua chào bán: 100%. Giá bán, đối tượng nhà đầu tư và số đợt giao dịch sẽ được ủy thác cho HĐQT quyết định.
Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan cho biết: Việc bán cổ phiếu quỹ sẽ phụ thuộc vào điều kiện thị tường và nhu cầu vốn của công ty, với mục đich nhằm đảm bảo huy động vốn một cách linh hoạt, tối ưu hóa bảng cân đối tài chính của công ty và tăng trưởng lợi nhuận, tối ưu hóa lợi ích của cổ đông.
Liên quan đến hoạt động đầu tư M&A, HĐQT Masan cũng chia sẻ tại đại hội: Chưa có kế hoạch và đối tượng M&A cụ thể trong năm nay, song Masan sẽ quan tâm đến những đối tượng, đối tác có hàm lượng sản xuất công nghệ cao, mang đến cho Masan những giá trị về công nghệ và tăng trưởng đột phá theo mục tiêu tương lai.
Kết thúc quý I/2018, Masan Group đã đạt kết quả khởi sắc với lợi nhuận hợp nhất tăng 3 lần, lên 2.606 tỷ đồng so với mức 1.863 tỷ đồng trong quý I/2017 (EBITDA). Masan cho biết kết quả này đến từ việc quản lý hiệu quả chi phí quản lý và chi phí bán hàng, cũng như nhờ tăng trưởng cao trong các lĩnh vực kinh doanh với biên lợi nhuận cao và tăng trưởng của Techcombank.