Cổ phiếu HVG xuống đáy vì đâu?

Nguyễn Long 29/06/2018 04:30

Giá cổ phiếu HVG của CTCP Hùng Vương đang ở mức thấp nhất trong lịch sử, hiện giao dịch ở mức 2.620 đồng/cp.

HVG thua lỗ, giá cổ phiếu xuống thấp nhất lịch sử

HVG thua lỗ, giá cổ phiếu xuống thấp nhất lịch sử

Gánh thêm lỗ sau soát xét

Theo BCTC hợp nhất soát xét bán niên (1/10/2017-31/3/2018), doanh thu thuần 6 tháng của HVG đạt 4.992,6 tỷ đồng, giảm 288 tỷ đồng so với báo cáo tự lập. Tuy nhiên, nhờ giá vốn cũng giảm nên lãi gộp đạt 118 tỷ đồng, tăng thêm 2 tỷ.

Khoản mục thay đổi đáng chú ý là công ty bị lỗ hoạt động liên doanh, liên kết 11 tỷ đồng dù theo báo cáo tự lập trước đó có lãi 11 tỷ đồng. Đồng thời, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh từ 65,5 tỷ đồng lên 121,7 tỷ đồng. Hoạt động khác cũng tăng lỗ từ 3,3 tỷ đồng lên 10,3 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

  • Lỗ chồng lỗ ở HVG

    Lỗ chồng lỗ ở HVG

    04:30, 09/06/2018

  • Thêm tin không vui cho cổ phiếu HVG

    04:30, 30/05/2018

  • HVG thoái toàn bộ vốn tại FBT

    04:20, 07/05/2018

  • HVG và VOS: “Vang bóng một thời”

    10:30, 05/04/2018

  • Tia sáng mới của HVG?

    13:30, 02/02/2018

  • Vì sao HVG thoái vốn khỏi VTF?

    07:06, 11/01/2018

  • FMC có đủ hấp dẫn để HVG thoái hết vốn?

    14:29, 13/11/2017

  • HVG mất hơn 31 tỷ đồng do FMC chậm trả cổ tức

    10:02, 08/11/2017

Những yếu tố đó đã làm khoản lỗ sau thuế của công ty tăng từ 264,7 tỷ đồng lên 379,8 tỷ đồng và phần lỗ ròng của cổ đông công ty mẹ từ 169 tỷ đồng lên 377 tỷ đồng, ứng với tỷ lệ tăng lỗ lần lượt 43% và 123% (115 tỷ đồng và 208 tỷ đồng).

Tổng tài sản của công ty cũng bị hao hụt từ 11.041 tỷ đồng về 10.716 tỷ đồng, "bay hơi" 325 tỷ đồng. Trong đó, khoản phải thu ngắn hạn giảm 126 tỷ đồng và hàng tồn kho giảm 203 tỷ đồng. Ở phần nguồn vốn, nợ ngắn hạn của HVG tăng thêm 220 tỷ đồng và nợ dài hạn giảm 223 tỷ đồng sau soát xét bán niên.

Ngoài ra, đơn vị kiểm toán còn đưa ra kết luận ngoại trừ rằng HVG chưa trích lập dự phòng cho khoản phải thu ngắn hạn khó đòi theo các quy định hiện hành với số tiền 96,8 tỷ đồng. Nếu trích lập thì chi phí quản lý doanh nghiệp và lỗ trước thuế 6 tháng của HVG sẽ tăng lên số tiền tương ứng. 

Bên cạnh đó, kiểm toán nhấn mạnh HVG đang tồn tại các yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục như lỗ lũy kế 697 tỷ đồng, tổng nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn là 750 tỷ đồng.

Giải trình từ HVG

Trước ý kiến ngoại trừ và ý kiến nhấn mạnh của Kiểm toán viên trên Báo cáo soát xét BCTC hợp nhất giữa niên độ, HVG đã có giải trình về vấn đề này. Cụ thể, HVG cho rằng khoản phải thu ngắn hạn khó đòi gần 97 tỷ đồng vẫn có khả năng thu hồi do tình hình sản xuất cá tra đang rất thuận lợi, khách hàng cũng đã có cam kết về lộ trình thanh toán công nợ. Do vậy, Tập đoàn quyết định không trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi nói trên tại thời điểm 31/03/2018.

Trước soát xét, HVG đã trích lập dự phòng 141 tỷ đồng đối với Công ty TNHH MTV Thủy sản Hưng Thành và 34 tỷ đồng đối với Công ty M&T Seafood's. Sau soát xét, Kiểm toán viên đề nghị trích lập bổ sung dự phòng đối với hai khoản trên lần lượt là 34 tỷ đồng và 65 tỷ đồng. Như vậy sau soát xét, trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi của HVG tăng 55%, tương đương gần 97 tỷ đồng.

Về phía HVG cho biết, Tập đoàn đang trong quá trình tái cơ cấu, thanh lý một số khoản đầu tư và tài sản cố định, bao gồm thoái 100% vốn CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC) thu về 487 tỷ đồng, lãi 213 tỷ đồng; Thoái trên 50% vốn CTCP Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng (VTF), đã thu 501 tỷ đồng (40%), lãi 187 tỷ đồng; Thanh lý lô đất 765 Hồng Bàng-TP.HCM, thu về 375 tỷ đồng, lãi 229 tỷ đồng; Đóng cửa một số nhà máy chế biến thủy hải sản hoạt động không hiệu quả do thiếu hụt nguyên liệu; Thỏa thuận với ngân hàng về việc tiếp tục tài trợ nguồn vốn trung và dài hạn, khoanh nợ và có chính sách ưu đãi đối với các khoản vay hiện tại.

Như vậy, có thể nhận thấy sản xuất kinh doanh khó khăn, dẫn đến thua lỗ kéo dài chính là nguyên nhân khiến cổ phiếu HVG trượt dốc không phanh trong thời gian qua.

Nguyễn Long