Thị trường chứng khoán có đi theo kịch bản tích cực?
Trong kịch bản tích cực nhất, chỉ số VN-Index sẽ sớm vượt qua mốc kháng cực 930 điểm và tiến lên mốc 970 điểm trong thời gian tới.
Những tưởng cú tăng mạnh đầu tháng 7 sẽ sớm giúp thị trường thăng hoa trở lại. Nhưng dường như NĐT vẫn cảm thấy lo ngại trong bối cảnh thế giới khá hỗn loạn và điều này là nguyên nhân khiến thị trường biến động khá mạnh trong những phiên giao dịch vừa qua.
Phản ứng quá mức
Trong thời gian qua, các nhà đầu tư (NĐT) dường như đã phản ứng quá mức với diễn biến của TTCK. Thứ nhất, xét một cách tổng thể về thị trường, ở giai đoạn này VN-Index đã giảm 24,7% trong khi hàng loạt các cổ phiếu từ lớn đến nhỏ đều giảm từ 30-50% so với đỉnh, cá biệt có cổ phiếu giảm 70%. Như vậy xét về mức chiết khấu thì cổ phiếu Việt Nam đã phản ứng quá mức so với tình hình chung. Ngay cả quốc gia chịu tác động trực tiếp là Trung Quốc hay gián tiếp là Hàn Quốc... thì TTCK của họ không giảm như vậy.
Có thể bạn quan tâm
Chứng khoán toàn cầu “hoảng loạn” vì thuế quan của Trump
13:13, 06/07/2018
Chứng khoán phái sinh và rủi ro hiện hữu
04:22, 28/06/2018
Vì sao chứng khoán châu Á chìm trong “biển lửa”?
11:43, 18/06/2018
Hai kịch bản thị trường chứng khoán
11:05, 14/06/2018
Thị trường chứng khoán đã tạo đáy ngắn hạn?
16:15, 07/06/2018
Biến động thị trường chứng khoán vừa qua ít có khả năng do làm giá
05:40, 20/05/2018
Thứ hai, giai đoạn này thanh khoản giảm cho thấy bên bán không còn quá nhiều áp lực bán ra. Điều đó cho thấy tình hình margin đã giảm đáng kể và sức ép từ yếu tố này không quá lớn; đồng thời cũng phản ánh tâm lý chịu trận của các NĐT.
Thứ ba, NĐT nước ngoài đã giảm mạnh quy mô bán ròng mặc dù vẫn xác nhận tín hiệu này.
Nhóm ngân hàng tăng mạnh đang phản ánh thông tin kết quả kinh doanh tích cực, và điều này sẽ xuất hiện ở nhiều cổ phiếu khác. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã nâng tỷ lệ ký quỹ chứng khoán phái sinh lên 13%, thay cho 10% trước đây cho thấy cơ quan quản lý đang có tín hiệu giám sát thị trường này. Cuối cùng mốc 900 điểm đã trải qua gần 2 tuần giao dịch và đang có vẻ như sẽ trở thành hỗ trợ mạnh.
Xét theo một tâm lý tích cực nhất thì đây dường như đang là đáy ngắn hạn của nhiều cổ phiếu. Trong giai đoạn này không nên quá lo ngại hoặc quá kỳ vọng vào thanh khoản lớn từ thị trường. Sau một thời gian giảm kéo dài, tâm lý NĐT còn đang dao động mạnh thì rủi ro điều chỉnh là hiện hữu. Thị trường cần thêm thời gian để định hướng về nhóm ngành, về cổ phiếu để dẫn dắt.
Những lưu ý cho NĐT
Trong thời gian này, NĐT quan tâm đến cổ phiếu có lẽ nên để ý mấy điểm chỉnh sau: Thứ nhất là những cổ phiếu còn room cho NĐT nước ngoài bởi đây vẫn luôn được coi là nhân tố quan trong nhất kéo thị trường đi lên. Thứ hai, nên tránh những nhóm ngành có khả năng chịu tác động từ cuộc chiến thương mại. Ví dụ như nhóm ngành thủy sản vốn sẽ chịu mức thuế cao từ Mỹ đánh vào hàng xuất khẩu Trung Quốc mà Việt Nam dường như đang đi đường vòng qua đây khi 2 năm trở lại đây xuất khẩu cá tra, cá ba sa tăng mạnh. Thứ ba là những ngành xuất khẩu có thặng dư thương mại lớn sang Mỹ như dệt May, giày dép... Thứ tư là những doanh nghiệp xuất khẩu nguyên liệu thô như Cao su tự nhiên, than, dầu khí ...
NĐT nên hướng tới những cổ phiếu có cơ hội hưởng lợi hoặc không chịu quá nhiều sức ép từ cuộc chiến thương mại; đồng thời tập trung vào những ngành, hoặc phân khúc thị trường tiềm năng như FPT, REE, NT2 và cả nhóm ngân hàng ... Trong một kịch bản tích cực nhất, thị trường sẽ sớm vượt qua mốc kháng cực 930 điểm và tiến lên mốc 970 điểm, ngược lại mốc 900 điểm sẽ hỗ trợ cứng cho thị trường.