AMS chào bán cổ phiếu cao hơn 25% thị giá có hấp dẫn được nhà đầu tư?
CTCP Cơ khí xây dựng AMECC (AMS) sẽ phát hành hơn 13 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cp và dự kiến thu về 133 tỷ đồng từ đợt phát hành này.
Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2018 của AMS vừa thông qua phương án phát hành riêng lẻ 13,3 triệu cổ phiếu cho đối tác trong và ngoài nước có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, xây lắp.
Giá dự kiến phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 25% so với thị giá ở thời điểm kết thúc phiên giao dịch ngày 26/9 của AMS là 8.100 đồng/cổ phiếu. Theo đó, tổng số tiền dự kiến thu về từ đợt phát hành này của AMS là 133 tỷ đồng, được sử dụng để bổ sung nguồn vốn lưu động 53 tỷ đồng và phần còn lại để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng và đầu tư vào công ty con trong lĩnh vực thương mại. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý 4/2018.
Có thể bạn quan tâm
Ngành thép Việt Nam: làm gì để biến thách thức thành cơ hội?
10:17, 18/09/2018
Ngành thép liên tiếp đón “hung tin”
07:00, 28/07/2018
Ngành thép "gồng mình" về đích
11:23, 16/07/2018
Ngành thép cần chuẩn bị gì trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại?
05:34, 08/07/2018
Triển vọng của ngành thép Việt
10:28, 04/07/2018
Bài toán năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt
04:37, 25/06/2018
AMS tiền thân là Công ty cổ phần LISEMCO 2, được thành lập năm 2008, sau đó được đổi tên thành Công ty cổ phần cơ khí xây dựng AMECC vào ngày 25/4/2016. AMS hiện có 2 nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép có tổng diện tích 210.000 m2, và năng lực gia công chế tạo khoảng 30.000 tấn/năm.
Theo báo cáo hợp nhất sau soát xét quý 2/2018 của AMS, doanh thu thuần đạt 452,7 tỷ đồng, tăng 45,4% so với cùng kỳ năm 2017. Lũy kế 6 tháng đầu năm doanh thu thuần đạt 753,5 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lợi nhuận thuần về hoạt động kinh doanh trong quý 2 có sự sụt giảm nhẹ chỉ đạt 5,9 tỷ đồng trong khi năm ngoái đạt 6,2 tỷ đồng, giảm 4,9%, dẫn đến lũy kế 6 tháng đầu năm 2018 cũng giảm còn 7,67 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế của AMS trong quý 2/2018 đạt 3,6 tỷ đồng, giảm nhẹ 5,5% so với cùng kỳ năm 2017. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2018, lợi nhuận sau thuế của AMS đạt 4,7 tỷ đồng, giảm tới 39,7% so với cùng kỳ năm 2017.
Đáng chú ý, nợ phải trả của AMS đạt 878 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là 806 tỷ đồng, chiếm 92%, trong khi đó vốn chủ sở hữu của AMS chỉ 236,75 tỷ đồng. Như vậy, nợ phải trả của doanh nghiệp đang gấp gần 4 lần so với số vốn chủ sở hữu.
AMS hiện đang có một khoản đầu từ ra nước ngoài. Cụ thể, theo Nghị quyết ĐHCĐ thường niên ngày 2/4/2017 của AMS, Đại hội cổ đồng đã thông qua phương án đầu tư tại Myanmar bằng hình thức góp vốn liên doanh với Công ty Myanmar Shipyards với tổng mức đầu tư là 42 triệu USD. Theo đó, kế hoạch đầu tư trên vẫn đang trong quá trình thực hiện.
Một số chuyên gia cho rằng, tình hình sản xuất kinh doanh của AMS không mấy sáng sủa, nhưng doanh nghiệp này lại phát hành cổ phiếu cao hơn thị giá, thì khó hấp dẫn được các nhà đầu tư chiến lược.