Dow Jones “tắm máu”, chứng khoán Việt Nam có bị ảnh hưởng?
Hôm qua, 10/10 là một ngày rung lắc dữ dội của chứng khoán Mỹ với sự lao dốc thẳng đứng của Dow Jones, bốc hơi của nhóm chỉ số công nghệ S&P và tổng hợp Nasdaq.
Theo ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư CTCK Maybank Kimeng, diễn biến này có thể nhìn thấy và được thị trường phản ứng ngay từ tuần trước.
- Đợt tăng lãi suất mới của Fed được Donald Trump chỉ tên như nguyên do khiến chứng khoán Mỹ rớt mạnh?
Ông Phan Dũng Khánh: Đây thực sự là nguyên do. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã có đợt điều chỉnh tăng lãi suất thứ 3 trong năm. Theo đó, lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ 10 năm, “chỉ số” mà tất cả các ngân hàng trên thế giới đều tham chiếu để áp lãi suất điều hành, vào thứ 6 tuần trước đã vượt 3%, chính xác là vào rạng sáng thứ 5 tuần trước, cùng thời điểm 1 tuần so với hôm nay 11/10 tính theo giờ Việt Nam. Cùng với cú tăng lãi suất này, Chủ tịch Fed nói rằng lãi suất ở mức này vẫn dưới trung bình. Do đó, nhà đầu tư dự đoán Fed sẽ còn tiếp tục lên ít nhất ngang mức trung bình. Và theo kịch bản, Fed vẫn còn 1 đợt tăng lãi suất vào tháng 12.
Khi lãi suất tăng, tiền được thắt chặt, nguyên lý xảy đến là người gửi tiền có lợi hơn, doanh nghiệp gửi tiền với chi phí cao hơn. Nhà đầu tư lập tức cân nhắc về việc đầu tư khó hơn, khi doanh nghiệp sẽ kinh doanh ít lợi nhuận hơn, giá cổ phiếu rủi ro hơn. Tiền rút ra khỏi chứng khoán 1 phần để tìm kênh gửi an toàn đến từ nguyên nhân đó.
Lãi suất tăng khiến nhà đầu tư so sánh nắm giữ trái phiếu có lợi ích hơn khiến họ bán ra làm lợi suất trái phiếu tăng. Lợi suất trái phiếu tăng lại khiến các ngân hàng vốn canh lãi suất cho vay theo lợi suất trái phiếu 10 năm phải tăng theo để cân bằng, điều này lại ảnh hưởng xấu đến thị trường chứng khoán.
- Chứng khoán Việt Nam cũng đang trong giai đoạn điều chỉnh. Cú rớt mạnh từ Dow Jones liệu sẽ gây sốc cho thị trường?
Chắc chắn sẽ có tác động đối với cả hai phía: Tâm lý nhà đầu tư và sự lựa chọn của dòng vốn ngoại. Nhà đầu tư sẽ khá lo ngại những biến động mạnh hơn trên chứng khoán toàn cầu. Bản thân các tổ chức, nhà đầu tư ngoại thì sẽ cân nhắc giữa việc rút tiền về khi lãi suất ở thị trường tăng. Lưu ý là ngay cả các ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi quyết định tưởng từ rất xa của Fed. Vì các ngân hàng cũng cho vay và huy động bằng ngoại tệ, sẽ cho vay với giá cao hơn, và điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
VN-Index sẽ “chọc thủng” ngưỡng 1.000 điểm?
12:03, 08/10/2018
VN-Index hướng tới 1.020 điểm
16:01, 27/09/2018
Kỳ vọng ở mã chứng khoán chưa tăng giá
04:00, 06/10/2018
Dự thảo Luật chứng khoán sửa đổi sẽ nâng chuẩn công ty được IPO
11:05, 04/10/2018
Chứng khoán toàn cầu lại “lao đao” vì chiến tranh thương mại Mỹ- Trung
15:01, 25/09/2018
Hơn 1.000 doanh nghiệp niêm yết trên UPCoM và HNX
11:12, 05/09/2018
- Dù vậy, kinh tế Việt Nam vẫn đang được đánh giá ổn định và tăng trưởng tích cực. Liệu tác động sẽ giảm bớt?
Trên thị trường Mỹ, lãi suất đẩy lên cao đến một thời điểm khi nhà đầu tư thôi bán ra, sẽ thúc đẩy nhà đầu tư mua trái phiếu trở lại. Khi lãi suất nới rộng và đến điểm cân bằng, giá trái phiếu tăng lên và lợi suất giảm đi
Tại Việt Nam, trong ngắn hạn, VN-Index sẽ khó cân bằng được, bởi nhà đầu tư sẽ lo lắng. Thực tế là sự lo lắng này cũng đến từ nội tại thị trường khi giá cổ phiếu bắt đầu cao hơn lúc Vn-Index vượt qua 1.000 điểm. Điều đó thể hiện rõ thanh khoản giảm đi và dòng tiền có vấn đề. Theo đó, trong ngắn hạn, chứng khoán có thể điều chỉnh về mức hỗ trợ 980 điểm, nếu không trụ được ở mức này, còn có thể điều chỉnh xa hơn. Những nhà đầu tư đang nắm giữ blue-chips thì có thể gặp rủi ro lớn hơn nhưng họ có thể tham gia trên thị trường chứng khoán phái sinh để tìm cách bán. Theo đó, dòng tiền có thể dịch chuyển vào chứng khoán phái sinh. Ngoài ra cơ hội có thể sẽ chuyển vào các cổ phiếu penny và dòng tiền cũng sẽ tìm đến với các cổ phiếu nhỏ.
Xin cảm ơn ông!