Bất ổn tại EFI (Kỳ I): Cổ đông bị "mù" thông tin về công ty

Dương Thuỳ 15/10/2018 11:01

Ngày 10/10 vừa qua, Công ty Đầu tư Tài chính Giáo dục (EFI) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên tại Hà Nội, nhưng lại không công bố báo cáo tài chính.

Cổ đông mong chờ báo cáo tài chính đã kiểm toán nhưng tại đại hội vẫn chưa được công bố

Cổ đông EFI mong chờ báo cáo tài chính đã kiểm toán nhưng báo cáo này không được công bố tại Đại hội cổ đông thường niên vừa qua.

Theo ông Lê Thành Anh- Chủ tịch HĐQT EFI, sở dĩ báo cáo tài chính của doanh nghiệp này chưa được công bố là do tình hình hoạt động của Công ty đang khó khăn và ông Chu Bá Vân - Nguyên Giám đốc EFI đã về Đà Nẵng chữa bệnh vì lý do đau mắt.

Tại Đại hội, các cổ đông đã chất vấn số tiền thất thoát tại EFI và phương án để giải quyết dứt điểm vụ việc để đưa Công ty trở lại hoạt động bình thường. Tuy nhiên, các cổ đông chỉ được thông báo Kế toán trưởng Bùi Văn Dũng đã chết và HĐQT trưng ra giấy chứng tử…

Có thể bạn quan tâm

  • Chuyển nhượng cổ phần tại EFI: Cổ đông lớn NXB Giáo dục có gây thiệt hại cho nhà đầu tư?

    Chuyển nhượng cổ phần tại EFI: Cổ đông lớn NXB Giáo dục có gây thiệt hại cho nhà đầu tư?

    16:42, 27/09/2018

  • Cổ đông lớn NXB Giáo dục có gây thiệt hại cho nhà đầu tư vụ chuyển nhượng cổ phần tại EFI?

    Cổ đông lớn NXB Giáo dục có gây thiệt hại cho nhà đầu tư vụ chuyển nhượng cổ phần tại EFI?

    05:19, 26/09/2018

  • Cổ phiếu EFI

    Cổ phiếu EFI "bốc hơi" vì kế toán trưởng bỏ trốn

    10:16, 22/12/2017

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Tân, cổ đông EFI, phản ánh: Việc kế toán trưởng bỏ trốn là chuyện rủi ro trong kinh doanh, nhà đầu tư chúng tôi phải chịu thiệt mấy năm không được chia cổ tức. Tuy nhiên, các cổ đông không biết gì về mọi diễn biến của vụ việc này, và cơ quan điều tra cũng chưa có kết luận cuối cùng. Nhưng tôi thấy rất lạ, tại Đại hội cổ đông thường niên mà Ban Lãnh đạo EFI không công bố báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán tình hình hoạt động của Công ty, khiến chúng tôi  không biết Ban Lãnh đạo Công ty điều hành hoạt động kinh doanh như thế nào?.

Điều lạ hơn cả tại Đại hội này, các thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát xin ý kiến cổ đông về phương án chi trả thù lao cho các thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát năm 2018 mà không công bố tình hình kinh doanh và các phương án chi trả cổ tức cho các cổ đông.

"Để tính thù lao cho HĐQT và Ban Kiểm soát  thì phải có kết quả kinh doanh, mà kết quả hoạt động của Công ty lại không công bố thì làm sao cổ đông biết doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay không, hoạt động của HĐQT và BKS như thế nào? Thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp kinh doanh có lãi mới xin ý kiến cổ đông thông qua phương án phân phối lợi nhuận, trong khi nguồn vốn còn lại của EFI đang cạn kiệt khi Kế toán trưởng EFI ôm tiền bỏ trốn. Vậy căn cứ vào đâu để xác định năm 2018 có lãi để phân chia lợi nhuận, trả thù lao cho Ban Lãnh đạo Công ty?", ông Nguyễn Anh Tuấn, đại diện cổ đông EFI bức xúc nói.

Ông Tuấn cho biết, do Công ty không công bố báo cáo tài chính trong nhiều năm, nên cổ phiếu EFI vẫn đang bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội-HNX tạm ngừng giao dịch từ ngày 13/7/2017 đến nay, làm cho cổ đông thiệt hại nặng. Đến nay Ban Lãnh đạo Công ty vẫn chưa có hướng để giải quyết.

Theo bản cáo bạch niêm yết, EFI có vốn điều lệ 35,7 tỷ đồng, là công ty con của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. EFI là một cổ phiếu thanh khoản "bèo bọt" trên sàn.

Theo báo cáo tài chính tính đến 30/6/2017, EFI có tổng tài sản và vốn chủ sở hữu lần lượt là 177 tỷ và 174 tỷ đồng, vốn điều lệ hiện đạt 108,8 tỷ đồng. Ngày 12/05/2017, Thanh tra UBCKNN đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đối với EFI với số tiền 100 triệu đồng.

Cụ thể, EFI đã không công bố thông tin theo quy định các tài liệu bao gồm Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất bán niên soát xét năm 2015, Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất kiểm toán năm 2015, Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất bán niên soát xét năm 2016, Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất quý 2, 3 và 4/2016 và công bố thông tin không đúng thời hạn các tài liệu: Báo cáo thường niên năm 2015, Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất quý 1/2016.

Phần lớn tài sản của công ty tại thời điểm trên là tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn bao gồm 70 tỷ đồng tiền gửi ngắn hạn trên 3 tháng, cùng 29 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi dưới 3 tháng. Các tài sản khác khác gồm có khoản đầu tư ngắn hạn vào cổ phiếu EID (13,4 tỷ đồng) và đầu tư dài hạn vào CTCP Tòa nhà Cavico Việt Nam (41,4 tỷ đồng).

Ngay sau khi thông tin Kế toán toán trưởng EFI bỏ trốn và việc EFI thất thoát số tiền lớn được công bố, trên thị trường chứng khoán cổ phiếu EFI giảm mạnh, giá trung bình của cổ phiếu EFI ngày 09/02/2018 chỉ còn 3.300 đồng. Cho đến phiên giao dịch ngày 15/10 cổ phiếu EFI không có giao dịch.

Có thể nói, sự sụt giảm giá này đã gây thiệt hại lớn cho các cổ đông và nhà đầu tư. Nhưng đến nay Ban Lãnh đạo EFI vẫn “bình chân như vại”, vẫn ung dung nhận đủ lương và thù lao hàng tháng, còn cổ đông như ngồi trên đống lửa, cổ tức không được chia và số tiền đầu tư góp vốn chưa biết ngày nào có đường về…

Kỳ II: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nói gì về việc thoái vốn tại EFI?

Dương Thuỳ