FED không nâng lãi suất: Vốn ngoại có chảy vào chứng khoán Việt Nam?

Hà Phương 09/11/2018 12:00

Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã quyết định không nâng lãi suất trong tháng 12/2018, vậy dòng vốn ngoại có tiếp tục chảy vào chứng khoán.

Vốn ngoại liệu có chảy vào thị trường chứng khoán khi FED không nâng lãi suất

Vốn ngoại liệu có chảy vào thị trường chứng khoán khi FED không nâng lãi suất

Trước khi FED có quyết định không nâng lãi suất, khối ngoại vẫn tiếp tục mua ròng trên thị trường chứng khoán. Kết thúc phiên giao dịch ngày 8/11/2018, VN-Index tăng 4,12 điểm (0,45%) lên 926,28 điểm và HNX-Index tăng 0,34 điểm (0,33%) lên 104,54 điểm.

Phiên này, khối ngoại mua vào 9,7 triệu cổ phiếu, trị giá 307,3 tỷ đồng, trong khi bán ra 9 triệu cổ phiếu, trị giá 287,4 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng đạt 715.393 cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là 20 tỷ đồng. Trên sàn HoSE, khối có phiên mua ròng thứ 4 liên tiếp, với giá trị giảm 64% so với phiên trước và đạt 32,2 tỷ đồng, tương ứng 1,5 triệu cổ phiếu.

Trên sàn HoSE khối ngoại mua ròng mạnh nhất mã VNM, đạt 23,6 tỷ đồng. Tiếp đến, SSI vẫn được mua ròng 16,7 tỷ đồng. Hai mã SBT và FRT được mua ròng lần lượt 15,8 tỷ đồng và 14,2 tỷ đồng. Trong khi đó, NVL dẫn đầu danh sách bán ròng với 30,2 tỷ đồng. VIC cũng bị bán ròng 15,2 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại tiếp tục bán ròng 19 tỷ đồng (gấp 5 lần phiên trước), tương ứng khối lượng bán ròng đạt 1 triệu cổ phiếu. Khối ngoại sàn HNX mua ròng mạnh nhất mã CEO với 1 tỷ đồng, đây cũng là mã duy nhất ở sàn này có giá trị mua ròng của khối ngoại lớn hơn 1 tỷ đồng. Trong khi đó, PVS bị bán ròng mạnh nhất với 11,6 tỷ đồng. VGC và VCS bị bán ròng lần lượt 4 tỷ đồng và 2,6 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

  • Tháng 10, khối ngoại mua ròng nhờ một số giao dịch đột biến

    04:21, 05/11/2018

  • Khối ngoại đang thận trọng trên thị trường

    07:00, 23/10/2018

  • Khối ngoại có hớ khi mua cổ phiếu TCB?

    07:14, 18/06/2018

  • Nguyên nhân nào khiến khối ngoại "tháo chạy" khỏi TTCK Việt Nam?

    11:16, 09/05/2018

 Ở sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng trở lại 6,7 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 214.148 cổ phiếu.VEA vươn lên dẫn đầu danh sách mua ròng sàn UPCoM, đạt 3,9 tỷ đồng. HVN và POW đều được mua ròng hơn 2 tỷ đồng. Trong khi đó, BSRvẫn bị bán ròng mạnh với 3 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 15/3/2018 FED nâng lãi suất, theo Ngân hàng HSBC  việc FED tăng lãi suất ảnh hưởng nhiều đến thị trường chứng khoán. Điều dễ thấy là việc FED tăng lãi suất đã tác động đến dòng vốn vào cổ phiếu và trái phiếu của Mỹ và các nền kinh tế mới nổi, trong đó có Việt Nam...

Theo nhóm tư vấn SSI, lãi suất tăng khiến các tài sản rủi ro trở nên kém hấp dẫn. Khu vực thị trường mới nổi (EM) châu Á đang là khu vực bị đánh giá thấp nhất do Trung Quốc chiếm tỷ trọng quá lớn. 

Sau quyết định tăng lãi suất trong cuộc họp ngày 15/03 vừa qua, dự kiến FED sẽ có thêm hai lần tăng lãi suất nữa trong năm nay và ba lần nữa trong năm 2018. Tuy nhiên, đúng như dự đoán của các chuyên gia, FED đã quyết định không nâng lãi suất trong ngày 8/11/2018. Đây chính là cơ hội cho thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung.

Theo ông Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính ngân hàng, FED không nâng lãi suất đã có những yếu tố tích cực tác động lên thị trường. Bên cạnh đó, các chỉ số vĩ mô của Việt Nam năm 2018 nhiều khả năng sẽ đạt được mục tiêu Chính phủ đặt ra đầu năm. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh quý III của các doanh nghiệp niêm yết sẽ tiếp tục có cải thiện, đặc biệt ở các nhóm ngành ngân hàng, dầu khí, dệt may và thủy sản.

Để kênh thị trường chứng khoán là kênh dẫn vốn của nền kinh tế Chính phủ đã có nhiều giải pháp tiếp tục hỗ trợ thị trường. Đó là việc hoàn thiện dự thảo luật chứng khoán sửa đổi và công bố rộng rãi sẽ giúp cho nhà đầu tư tự đánh giá được khả năng Việt Nam sẽ được MSCI và FTSE xem xét nâng hạng lên thị trường mới nổi trong thời gian sắp tới.

Khả năng cao luật chứng khoán sửa đổi sẽ giải quyết được các vấn đề còn tồn đọng được đưa ra trong bản báo cáo định kỳ hàng năm của FTSE và MSCI. Điển hình là việc đổi tên Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam thành Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Ngoài ra, quy định về giới hạn 49% tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với các công ty hoạt động trong các nhóm ngành nghề không nằm trong quy định bởi pháp luật chuyên ngành hay bởi các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia cũng đã được loại bỏ trong dự thảo luật chứng khoán lần này.

Do vậy, ông Hiếu khẳng định cùng với FED không nâng lãi suất, và Chính phủ có nhiều giải pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ hút dòng vốn ngoại trở lại và đây sẽ là kênh huy động vốn của nền kinh tế. 

Hà Phương