Vì sao hàng loạt giá cổ phiếu ngành thép phá đáy?
Trong những phiên giao dịch cuối tháng 11 và đầu tháng 12/2018 cổ phiếu Hoà Phát (HPG) nói riêng và ngành thép nói chung liên tục phá đáy, vì sao?
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 11/2018, giá cổ phiếu HPG giảm sâu 2,9% xuống 33.200 đồng/cổ phiếu, phá đáy của năm 2018 xác lập ngày 12/7/2018 là 33.750 đồng/CP. Như vậy, sau khi lập đỉnh vào ngày 1/3/2018 (47.640 đồng/cổ phiếu) giá cổ phiếu HPG đã giảm hơn 30%
Ghi nhận mới nhất của Tạp chí Forber cho thấy, ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoà Phát đã không còn trong danh sách tỷ phú USD. Danh sách này hiện chỉ có 3 đại diện từ Việt Nam là ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng giám đốc Hãng hàng không Vietjet và ông Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Thaco Group.
Cũng trên trang Fobes, profile riêng của ông Trần Đình Long cũng không còn cập nhật giá trị tài sản theo thời gian thực (chỉ còn ghi giá trị tài sản tại thời điểm ngày 6/3/2018 khi ông Long được Forbes đưa vào danh sách tỷ phú USD). Trong khi đó, với 3 tỷ phú còn lại, giá trị tài sản vẫn được hiển thị theo thời gian thực (ngày 2/12).
Ông Trần Đình Long đang trực tiếp nắm giữ gần 318 triệu cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát, tương đương tỷ lệ sở hữu 25,15%. Bà Vũ Thị Hiền, vợ ông Long nắm giữ hơn 92 triệu cổ phiếu HPG, tương đương tỷ lệ sở hữu 7,29%. Tổng cộng, vợ chồng ông Long nắm giữ 410 triệu cổ phiếu HPG, tương đương tỷ lệ sở hữu trên 32%.
Nếu Hòa Phát là doanh nghiệp đứng đầu thị trường thép xây dựng, thép cán nóng, thì ở hai phân khúc sản phẩm còn lại, phải kể tới Hoa Sen và Thép Nam Kim. Tuy nhiên các doanh nghiệp thép này tiếp tục lao đao giá cổ phiếu liên tục phá đáy.
Trong những phiên giao dịch gần đây, cổ phiếu Hoa Sen (HSG) đã giảm mạnh so với mức giảm 6,1% và đóng cửa tại 6.950 đồng. Dù vậy, một điều đáng buồn là đà giảm của HSG không chỉ diễn ra trong một vài phiên gần đây mà đã kéo dài từ giữa năm 2017 tới nay.
Tại mức giá 6.620 đồng hiện nay, HSG đã mất tới 76% giá trị so với giai đoạn đỉnh điểm giữa năm 2017 (thị giá gần 30.000 đồng). Mức giá đóng cửa phiên 30/11 của HSG cũng là thấp nhất kể từ đầu năm 2013 tới nay.
Cổ phiếu của Công ty CP Thép Nam Kim (HOSE: NKG) đã giảm giá khoảng 71% trong thời gian qua, từ mức 45.000đ/cp xuống còn 13.100đ/cp.
Theo các chuyên gia, quyết định đánh thuế 25% đối với thép từ mọi khu vực vào Mỹ có hiệu lực từ tháng 5/2018 đã làm tăng khó khăn cho ngành thép Việt Nam. Trong khi đó, các đơn hàng lớn từ EU và Mỹ đang tìm đến doanh nghiệp nhựa Việt và giá nguyên liệu nhựa đã giảm 20% so với đầu năm.
Ông Donald Trump-Tổng Thống Mỹ đã quyết định đánh thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm từ mọi khu vực vào Mỹ, quyết định trên đã có hiệu lực từ tháng 5/2018. Việt Nam là một trong những nước chịu mức thuế suất này.
Sau khi quyết định đánh thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm từ mọi khu vực vào Mỹ có hiệu lực, giá thép vào Mỹ đã tăng trên 50% qua đó có lợi cho các nhà sản xuất thép và ảnh hưởng tiêu cực cho các ngành sử dụng thép tại Mỹ.
Đối với thép của Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ bất lợi do Chính phủ Mỹ có những nghi vấn, điều tra một số sản phẩm thép mạ màu của Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc. Vì vậy, thép Việt Nam có khả năng bị áp mức thuế chống bán giá 150%.
Liên minh châu Âu, Malaysia, Canada cũng đã mở các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thép màu đến từ Trung Quốc và Việt Nam. Trong thời gian tạm thời 120 ngày, Malaysia đã áp mức thuế 15% lên thép màu Việt Nam. Tương tự như vậy, Việt Nam cũng mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thép màu từ Trung Quốc. Điều này cho thấy, các nước đang gia tăng bảo hộ hàng thép sản xuất trong nước.
Ông Võ Minh Nhựt - Tổng Giám đốc NS BlueScope Việt Nam cho biết, trong vòng 2 năm qua, thế giới có khoảng 100 vụ kiện thương mại liên quan đến ngành thép, và mục 232 Đạo luật mở rộng thương mại năm 1962 của Mỹ làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến ngành thép Việt Nam.