Đà phục hồi của KBC còn kéo dài?

Ngọc Anh 17/01/2019 04:40

Giá cổ phiếu của Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc (HoSE: KBC) hiện đang trong xu thế phục hồi ngắn hạn, nhưng đà tăng này chưa thực sự rõ ràng.

Chốt phiên giao dịch ngày 15/1, cổ phiếu KBC tăng 1,85% đóng cửa ở mức 13.750 đồng/cp.

Chốt phiên giao dịch ngày 15/1, cổ phiếu KBC tăng 1,85% đóng cửa ở mức 13.750 đồng/cp.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2018, doanh thu thuần của KBC đạt 1.660 tỷ đồng, tăng hơn 64,3% so với cùng kỳ năm 2017, một phần lớn nhờ doanh thu quý III/2018 tăng mạnh do doanh nghiệp này phát triển mạnh mảng cho thuê khu công nghiệp. Hệ số giá vốn hàng bán/doanh thu thuần giảm xuống mức 42,4%, so với mức hơn 47% của cùng kỳ, cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của KBC đã được cải thiện. Đặc biệt, biên lợi nhuận của doanh nghiệp này rất cao, đạt tới hơn 57,7%, tăng hơn 5% so với cùng kỳ năm 2017.

Có thể bạn quan tâm

  • Cổ phiểu KBC có “ngóc đầu” lên được?

    Cổ phiểu KBC có “ngóc đầu” lên được?

    10:06, 20/10/2017

  • Lợi thế từ “hút” dòng vốn ngoại, KBC có làm nên chuyện?

    Lợi thế từ “hút” dòng vốn ngoại, KBC có làm nên chuyện?

    12:06, 26/06/2017

  • KBC và bài học làm những gì mình giỏi

    KBC và bài học làm những gì mình giỏi

    20:08, 17/05/2016

Tuy nhiên trong kỳ chi phí lãi vay của KBC tăng khá mạnh lên mức 166 tỷ đồng, tăng hơn 137% so với cùng kỳ năm 2017. Tính đến 30/9/2018, tổng nợ phải trả của KBC ở mức hơn 6.956 tỷ đồng, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu gần 73%, đây là mức khá thấp. Áp lực trả nợ của KBC không lớn, vì lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh trong kỳ vẫn thực dương hơn 484 tỷ đồng. Mặc dù vậy, trong kỳ KBC cũng phải trả nợ gốc lên tới hơn 167 tỷ đồng.

Ngoài ra, chi phí bán hàng của KBC cũng tăng hơn 356% so với cùng kỳ lên mức hơn 72 tỷ đồng. Tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của KBC hơn 188 tỷ đồng, chỉ chiếm 19,6% lãi gộp, cho thấy doanh nghiệp này quản lý tốt khoản mục chi phí này.

Kết thúc 9 tháng đầu năm 2018, KBC đạt 528 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm gần 8% so với cùng kỳ.

Ngoài tồn kho ở mức khá cao chủ yếu nằm ở 2 dự án Tân Phú Trung và Tràng Cát, với hơn 8.146 tỷ đồng, chiếm hơn 56% tổng tài sản ngắn hạn, thì khoản phải thu ngắn hạn của KBC cũng lên tới mức hơn 5.397 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp này. Trong đó, lớn nhất là khoản phải thu từ CTCP Tư vấn và đầu tư Kinh Bắc với hơn 1.344 tỷ đồng, chủ yếu liên quan đến việc định giá lại dự án Tràng Cát. Điều này cho thấy KBC đang bị chiếm dụng vốn ngắn hạn khá lớn.

KBC là một trong những nhà cung cấp mặt bằng và dịch vụ tiện ích KCN hàng đầu tại Việt Nam, tham gia đầu tư vào những lĩnh vực hỗ trợ phát triển KCN như năng lượng, các ngành dịch vụ liên quan.

Trong năm 2019, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của KBC được đảm bảo bởi các hợp đồng cho thuê ở các KCN và lợi nhuận đến từ giai đoạn 2 của dự án Phúc Ninh (Bắc Ninh). Với giá vốn chỉ khoảng 5 triệu đồng/m2 và giá bán dự kiến khoảng 20 triệu đồng/m2, doanh thu giai đoạn 2 của dự án Phúc Ninh có thể đạt 2.000 tỷ đồng với biên lợi nhuận gộp khoảng 70- 80%.

Trong khi đó, mảng dịch vụ dự kiến ghi nhận doanh thu 200 tỷ trong năm 2019, có biên lợi nhuận gộp lên đến 80- 90%.

Ngoài ra, KBC cũng đang xin cấp phép cho các dự án mới gồm dự án Tràng Duệ 3 có tổng diện tích 687ha tại Bắc Ninh, dự án Bình Giang khoảng 900ha tại Hải Dương, dự án Lê Minh Xuân 2 khoảng 320 ha tại huyện Bình Chánh, TP.HCM… Nếu việc xin cấp phép các dự án mới này tiếp tục bị chậm trễ, sẽ gây ảnh hưởng đến quỹ đất trong tương lai của KBC.

Hiện nguồn thu chính của KBC chủ yếu đến từ các KCN ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng… mà các KCN này đã và đang đón làn sóng dịch chuyển của các doanh nghiệp nước ngoài từ Trung Quốc sang Việt Nam. Điều này có thể tiếp tục giúp KBC tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong năm 2019.

Tuy nhiên phần lớn các đơn vị thuê ở các KCN của KBC là các doanh ngiệp FDI. Nếu kinh tế thế giới rơi vào tình trạng bất ổn, hoặc dòng vốn FDI vào Việt Nam chậm lại, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của KBC.

Trong vòng 3 tháng qua, cổ phiếu KBC đã tăng khoảng 9,13%, nhưng trong 1 tháng qua cổ phiếu này lai giảm 4,51%. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch trong 1 qua đã tăng đáng kể lên hơn 3 triệu cổ phiếu/phiên. Chốt phiên giao dịch ngày 15/1, cổ phiếu KBC tăng 1,85% đóng cửa ở mức 13.750 đồng/cp.

Theo phân tích kỹ thuật, cổ phiếu KBC đang có xu hướng phục hồi ngắn hạn, nhưng đà tăng này chưa thực sự rõ ràng. Hiện giá cổ phiếu này vẫn đang nằm trên các đường trung bình dài hạn M50, 100 và 200. Hơn nữa, MACD và ADX cũng đang phân kỳ dương, mặc dù mức độ phân kỳ của ADX chưa lớn. Theo đó, nếu KBC đóng cửa trên 13.800đ/cp (MA20, cũng là đường biên giữa của dải Bollinger), thì có thể sẽ lên tới 15.000- 17.000đ/cp. Ngược lại, nếu đóng cửa dưới 13.300đ/cp (MA50), thì giá cổ phiếu này sẽ giảm trở lại. Tuy nhiên, khả năng này không được đánh giá cao.   

Ngọc Anh