Dòng tiền vẫn trụ lại thị trường chứng khoán
Dòng tiền vẫn ở thị trường, nên kịch bản VN-Index tiến lên vùng 1.020-1.040 điểm hoàn toàn có thể xảy ra trong tháng 3 này.
Không ít nhà đầu tư (NĐT) tin rằng mốc 1.000 điểm sẽ dễ dàng được chinh phục trong tuần giao dịch trước. Tuy nhiên đến tuần này, VN-Index mới chính thức vượt qua được mốc này.
Động lực tăng điểm
Mặc dù VN-Index đã có thời điểm chạm đến mốc 1.004,55 điểm, nhưng yếu tố bên ngoài (kinh tế Mỹ, Trung Quốc) bất ngờ tác động mạnh đến thị trường. Tuy nhiên, những yếu tố tích cực vẫn đang hiện hữu và kịch bản tăng vượt mốc 1.000 điểm chỉ là vấn đề thời gian.
Có thể bạn quan tâm
Chứng khoán tuần từ 11-15/3: Hạn chế giải ngân mới
05:01, 11/03/2019
Góc nhìn: Cổ phiếu ngân hàng bên lề “bữa tiệc chứng khoán”
08:57, 06/03/2019
Chứng khoán tuần từ 4-8/3/2019: Điều chỉnh để tạo nền tảng bứt phá
04:30, 04/03/2019
Bản tin chứng khoán: Thị trường có lấy lại mốc 1.000 điểm?
00:33, 03/03/2019
Những cổ phiếu tăng mạnh trước đó đã chịu áp lực điều chỉnh, nhưng nổi bật là nhóm cổ phiếu thị giá nhỏ có dòng tiền đầu cơ như HHS, HVG, ITA, HSG, FLC... Dù nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như GAS, VIC, VHM... cũng điều chỉnh nhưng không tạo ra ấn tượng như nhóm cổ phiếu nhỏ. Khi dòng tiền đầu cơ chậm lại đã khiến giá trị giao dịch bình quân chỉ đạt gần 4.000 tỷ/phiên so với 4.500 tỷ tuần trước đó.
Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu tăng khá ấn tượng dành cho nhóm Dệt may là TCM, TNG, GIL... và tiếp đó là nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp như KBC, ITA, BCM, LHG, D2D... Như vậy có thể thấy dòng tiền hoàn toàn không thoát ra khỏi thị trường trong tuần điều chỉnh vừa qua mà chỉ chậm lại và tính toán cơ hội cũng như rủi ro.
Lưu ý đàm phán Mỹ- Trung
Về ngắn hạn vẫn có nhiều yếu tố có thể tác động đến kịch bản chung, trong đó có đàm phán thương mại Mỹ - Trung. NĐT cũng cần lưu ý, những nhóm ngành như BĐS khu công nghiệp hay dệt may, thủy sản... đã được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, nhưng đã tăng mạnh thời gian qua. Nếu Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận, thì nhóm cổ phiếu này sẽ bị chốt lời mạnh.
Đàm phán thương mại Mỹ- Trung đang tích cực với nhiều TTCK, đặc biệt là TTCK Mỹ. Chỉ số Dow Jones 30 của Mỹ dưới góc nhìn kỹ thuật có thể chuẩn bị tạo ra cú bứt phá mới khi đường MA50 cắt lên trên MA200. Nếu kịch bản này xảy ra, sẽ là động lực lớn cho các thị trường tài chính trong bối cảnh FED không tăng lãi suất theo lộ trình trước đó.
Thống kê từ các báo cáo phân tích của hầu hết Công ty chứng khoán đều cho thấy khá hiếm cổ phiếu có tiềm năng tăng mạnh từ 30% trở lên. Nếu như năm 2018 dự báo này là con số lớn, thì năm nay sự phân hóa mạnh đã diễn ra. Ví dụ như ngành ngân hàng, những cổ phiếu có định giá hấp dẫn chỉ có MBB, ACB. Hơn nữa, những cổ phiếu thuộc ngành thuận lợi trong năm nay như Dệt may, Thủy sản, BĐS KCN, Logistics... đều đã tăng mạnh. Vì thế NĐT cần có chiến lược rõ ràng và kiên trì trước khi dòng tiền dịch chuyển sang.