Thị trường sẽ còn những nhịp rung lắc
Các nhóm ngành dẫn dắt vẫn chưa tạo được sự kỳ vọng cao về khả năng tích cực trở lại, nên các chỉ số chung sẽ còn những nhịp rung lắc. Theo đó, có thể áp dụng chiến lược "mua cận dưới, bán cận trên".
Bắt đầu phản ánh tích cực với đàm phán Mỹ - Trung
Về diễn biến quốc tế, tiến triển trong mối quan hệ thương mại Mỹ - Trung Quốc đang dần trở nên hòa hoãn hơn, đặc biệt là từ phía Mỹ khi lần lượt Bộ trưởng Tài chính Mnuchin và Tổng thống Trump cùng đưa ra quan điểm khả quan và thị trường chứng khoán toàn cầu tuần qua đã phản ánh phần nào những thông tin tích cực này.
Tại Việt Nam, tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt 6,76%, trong đó GDP quý II/2019 tăng trưởng tuy thấp hơn cùng kỳ năm 2018 là 0,02 điểm phần trăm, nhưng vẫn cao hơn mức của cùng kỳ các giai đoạn 2011-2017. Tính chung quý II/2019, CPI tăng trưởng 0,74% so với quý liền trước và tăng 2,65% so với cùng kỳ năm 2018. Nhìn chung, các yếu tố vĩ mô vẫn tích cực và nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ, theo đó, việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 2019 được đặt ra hồi đầu năm ở mức 6,6-6,8% được đánh giá khả thi.
Hiệu ứng lan tỏa chưa tích cực
Tuy các yếu tố cơ bản nhìn chung là tích cực, nhưng về mặt kỹ thuật, VN30 và VN30F1907 một lần nữa rơi vào trạng thái hoảng loạn, song may mắn là các chỉ số này vẫn đóng cửa ở trên mức đáy cũ 850 điểm trong phiên cuối tuần.
Diễn biến giá hợp đồng VN30 kỳ hạn 1 tháng (VN30F1M)
Cận trên 875-880 điểm và cận dưới 850 điểm của VN30F1M.Khó có thể gọi đây là phiên “wash-out” để mở ra nhịp tăng mới, bởi đơn giản đây chỉ được xem là phiên hồi phục về mặt kỹ thuật trong trạng thái thị trường tiết cung. Những nhịp hồi kỹ thuật cần chờ sự phản ứng của giá với vùng kháng cự để đánh giá mức độ mạnh - yếu của thị trường. Hiện tại, VN30 có kháng cự mạnh tại vùng 870-875 điểm và VN30F1907 là vùng 875-880 điểm.
Có thể bạn quan tâm
EVFTA sẽ tác động ra sao tới doanh nghiệp trên sàn chứng khoán?
04:28, 29/06/2019
Chứng khoán vẫn tích lũy ngắn hạn
11:04, 27/06/2019
Bản tin chứng khoán: Đâu là những yếu tố hỗ trợ thị trường tuần tới?
02:02, 22/06/2019
Chứng khoán tuần từ 17- 21/6: VN-Index “đối mặt” kháng cự 965-970 điểm
05:01, 17/06/2019
Cung cầu chưa tạo ra sự chênh lệch đáng tin cậy
Tuần qua, các chỉ số đã ghi nhận những phiên giảm sâu, nhưng đường cầu vẫn liên tục có những phiên vận động trên đường cung. Ðiều này phản ánh sự chủ động của bên mua khi tranh thủ “gom hàng” ở các nhịp điều chỉnh, trong khi cung gần như không tăng thêm và chỉ ngang suốt thời gian qua.
Có thể thấy, mấu chốt của thị trường hiện tại phụ thuộc vào bên mua và tâm thế chung thời điểm này là canh mua lúc giá giảm và canh bán lúc giá tăng. Khi dòng tiền còn tư duy ngắn hạn, khả năng bứt phá là tương đối khó khăn.
Ðà lan tỏa vẫn chênh vênh
Đà lan tỏa theo vốn hóa và MA10.
Ðà lan tỏa đã gãy đường xu hướng trung bình 10 phiên MA10, tức nền giá thị trường hiện tại vẫn trong pha giảm. Phiên cuối tuần (28/6), chỉ số VN30 có nhịp hồi phục mạnh, song đà lan tỏa lại thay đổi nhiều. Do đó, thị trường chung nhiều khả năng sẽ tiếp tục chứng kiến thêm những phiên rung lắc trong tuần này.
Thị trường thiếu nhóm dẫn dắt
Sự vận động ở các nhóm ngành dẫn dắt.
Tại nhóm cổ phiếu trụ đỡ, nhóm ngân hàng ghi nhận sự chùng xuống, song nhìn chung vẫn khá nhất trong các nhóm ngành lớn, trong đó VCB, VPB vẫn giữ được đà tăng và vai trò dẫn dắt chính. Trong khi đó, 2 nhóm bất động sản và thực phẩm - đồ uống phản ứng tiêu cực hơn, khi chỉ có tương ứng 15% và 10% lượng cổ phiếu trong 2 nhóm này nằm trong xu hướng tăng. Ðáng chú ý, trong lượng thiểu số tăng này, không có các cổ phiếu đầu ngành như VIC, VHM, VRE hay VNM, SAB, MSN.
Nhìn chung, sự vận động ở các nhóm ngành dẫn dắt vẫn thiếu tích cực. Các nhóm này đều ở trong trạng thái trung bình kém, nên khả năng tạo sức ảnh hưởng tốt lên thị trường chung chưa được đánh giá cao. Theo đó, những nhịp hồi nếu có xảy ra thường sẽ không mang tính lan tỏa, mà có thể sẽ chỉ xảy ra ở một vài cổ phiếu riêng lẻ và tất nhiên đà tăng này cũng sẽ không bền vững.
Canh Short trong các nhịp hồi phục
Xác suất đầu tư ngắn hạn.
Chỉ số phái sinh tuy ghi nhận nhịp hồi phục mạnh trong tuần qua, nhưng vẫn nằm trong pha giảm, điều này được xác nhận trên cả góc nhìn về phân tích kỹ thuật cũng như chỉ báo tâm lý thị trường. Ngoài ra, các nhóm ngành dẫn dắt vẫn chưa tạo được sự kỳ vọng cao về khả năng tích cực trở lại. Bởi vậy, các chỉ số chung được đánh giá sẽ còn những nhịp rung lắc trong tuần này.
Theo đó, chiến lược "mua cận dưới, bán cận trên" có thể được áp dụng trong những phiên tới. Trong bối cảnh chỉ số xuất hiện những nhịp hồi phục tiếp cận “cửa sóng” là các mức kháng cự quan trọng từ khu vực 875-880 điểm, chiến lược Short (bán) nên được ưu tiên, nhất là trong các phiên đầu tuần. Ngược lại, nếu chỉ số một lần nữa lao về khu vực đáy cũ quanh 850 điểm thì có thể tham gia Long (mua).