Thị trường chứng khoán: Cẩn trọng áp lực điều chỉnh
Thông thường, thị trường có 3 tuần tăng điểm liên tiếp, hoàn toàn có thể xen kẽ bởi 1 tuần điều chỉnh. Do đó, VN-Index khó tránh khỏi điều chỉnh khi thách thức mức 1.000 điểm.
Thị trường đã có 3 tuần tăng điểm liên tiếp, VN-Index đã bứt mạnh qua mốc 970 điểm và xu hướng tăng đang được dẫn dắt bởi khá nhiều cổ phiếu, như HPG, CTG, ACB, MBB, KBC... Một động lực quan trọng nữa là khối ngoại đang mua ròng liên tiếp với giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng trong tuần qua.
Thị trường đang phát đi tín hiệu tích cực như vậy, nhưng các nhà đầu tư cần lưu ý một số điểm:
Thứ nhất, thanh khoản thị trường vẫn đang khá yếu nếu so với những giai đoạn tăng mạnh trong năm 2018. Thanh khoản phiên cuối tuần qua khá đột biến nhưng cũng chỉ đạt 4.000 tỷ đồng. Chính vì thế, rủi ro vẫn luôn hiện hữu, đặc biệt khi thị trường tiếp cận với những mốc kháng cự mạnh hơn. Nhiều nhà đầu tư (NĐT) vẫn sẽ sẵn sàng bán chốt lời, kể cả cắt lỗ nếu như thị trường có dấu hiệu xấu đi. Vì thế, NĐT cần tính toán biên lợi nhuận so với rủi ro điều chỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Tín hiệu dòng vốn mới từ châu Á vào chứng khoán Việt Nam
10:22, 22/07/2019
Chứng khoán sẽ phục hồi quý III?
11:01, 08/07/2019
Thị trường chứng khoán quý III: Cơ hội sẽ rộng mở hơn
11:01, 02/07/2019
EVFTA sẽ tác động ra sao tới doanh nghiệp trên sàn chứng khoán?
04:28, 29/06/2019
Chứng khoán vẫn tích lũy ngắn hạn
11:04, 27/06/2019
Thứ hai, thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ đang kỳ vọng duy nhất vào việc FED cắt giảm lãi suất. Không loại trừ có thể xảy ra nhịp giảm mạnh đầy bất ngờ nếu kỳ vọng nói trên thay đổi. Trong bối cảnh đó, TTCK Việt Nam sẽ chịu tác động tiêu cực, bởi hiện tại không có nhiều thông tin hỗ trợ, ngoại trừ mùa báo cáo kết quả kinh doanh (KQKD) bán niên.
Thứ ba, NĐT cần lưu ý với nhóm cổ phiếu của những doanh nghiệp có nguy cơ sẽ bị áp thuế khi xuất khẩu vào Mỹ. Việc thép bị Mỹ đánh thuế hơn 400% nếu có xuất xứ từ hàn Quốc, Đài Loan… đang đặt ra rủi ro với ngành gỗ, dệt may, cũng như cổ phiếu của 2 ngành này. Bởi vì đây là 2 nhóm ngành có diễn biến tương đồng khi xuất khẩu vào Mỹ và nhập khẩu từ Trung Quốc đang tăng đột biến.
Thứ tư, thị trường vẫn kỳ vọng nhóm ngân hàng sẽ hỗ trợ thị trường, nhưng điều này đang đặt ra dấu hỏi lớn. Bởi quan sát những cổ phiếu ngân hàng như MBB, ACB… đã công bố KQKD tích cực nhưng dòng tiền mua vào chưa đủ mạnh so với lực bán ra.
Chốt phiên giao dịch ngày 22/7, VN-Index đóng cửa ở mức 982,04 điểm, chỉ còn khoảng cách khá nhỏ so với mốc 1.000 điểm, nhưng việc chinh phục mốc tâm lý này không hoàn toàn đơn giản.
Tuy nhiên, với rất nhiều yếu tố đang hỗ trợ, như tâm lý hứng khởi, kỳ vọng vào việc thị trường sẽ tiến lên mốc 1.000 điểm, dòng tiền trên thị trường sẽ luân chuyển từ những cổ phiếu tăng mạnh đến những cổ phiếu tiềm năng. Do đó, nếu NĐT lựa chọn đúng cổ phiếu, hoàn toàn có cơ hội sinh lời.