Tránh lầm tưởng đầu tư cổ phiếu

TS. LÊ ĐỨC KHÁNH, CHUYÊN GIA CHỨNG KHOÁN 11/11/2019 03:30

Nếu các nhà đầu tư áp dụng chiến lược đầu tư máy móc theo những hiệu ứng bất thường trên thị trường chứng khoán (TTCK), thì rất dễ bị thua lỗ nặng.

số liệu thống kê trên TTCK Viêt Nam trong 5 năm trở lại đây lại chứng minh chỉ trong năm 2018- 2019), TTCK có diễn biến điều chỉnh rõ rệt

Số liệu thống kê trên TTCK Viêt Nam trong 5 năm trở lại đây lại chứng minh chỉ trong năm 2018- 2019, TTCK có diễn biến điều chỉnh rõ rệt

Chắc hẳn giới đầu tư tài chính đều không lạ gì về những hiện tượng bất thường trên TTCK, như “Sell in May and Go away (bán tháng 5 và đi chơi)”, Dogs of the DOW, hiệu ứng tháng giêng, hiệu ứng các ngày trong tuần…

Bán tháng 5 và đi chơi

Bán tháng 5 và đi chơi là một trong những hiệu ứng phổ biến nhất trong giới đầu tư chứng khoán. Ý nghĩa của hiện tượng này liên quan đến việc cảnh báo các nhà đầu tư nên bán cổ phiếu ra trong tháng 5 và đi chơi, tất toán tài khoản để đi du lịch. Hay nói cách khác, tháng 5 không thuận lợi trong giao dịch chứng khoán.

Trong quý II năm nay, TTCK Việt Nam đã trải qua chuỗi điều chỉnh dài trong các tháng hè, và các nhà đầu tư thường giảm tỷ trọng cổ phiếu và ưu tiên nắm giữ tỷ trọng tiền mặt cao. Trên TTCK thế giới, giai đoạn tháng 5, 6, 7 cũng không phải là giai đoạn thuận lợi cho thị trường. Diễn biến đi ngang của thị trường khiến trong các tháng hè khiến các nhà đầu tư gặp rất nhiều khó khăn trong các hoạt động giao dịch ngắn hạn.

Tuy nhiên, số liệu thống kê trên TTCK Viêt Nam trong 5 năm trở lại đây lại chứng minh chỉ trong năm 2018- 2019, TTCK có diễn biến điều chỉnh rõ rệt, trong khi giai đoạn tháng 5 của năm 2016- 2017 thị trường lại tăng điểm tích cực. Điều này cho thấy hiệu ứng tháng 5 cũng không hẳn là hiệu ứng mạnh khi biến cố được đánh giá ngẫu nhiên và không hoàn toàn được coi là chỉ báo quan trọng trong quá trình đầu tư cổ phiếu. Do vậy, các nhà đầu tư giá trị vẫn có thể đợi các tháng hè để mua vào cổ phiếu khi giá ở mức thấp.

Có thể bạn quan tâm

  • 6 sai lầm “chết người” cần tránh trên thị trường chứng khoán (Bài 2)

    6 sai lầm “chết người” cần tránh trên thị trường chứng khoán (Bài 2)

    05:00, 02/10/2019

  • 6 sai lầm “chết người” cần tránh trên thị trường chứng khoán (Bài 1)

    6 sai lầm “chết người” cần tránh trên thị trường chứng khoán (Bài 1)

    11:02, 01/10/2019

  • Đầu tư chứng khoán chỉ có cách thuận theo tình thế thị trường

    Đầu tư chứng khoán chỉ có cách thuận theo tình thế thị trường

    04:11, 16/02/2018

  • "Bí quyết" đầu tư cổ phiếu

    11:01, 10/05/2019

Hiệu ứng các ngày trong tuần

Hiệu ứng các ngày trong tuần còn được gọi là hiệu ứng thứ Hai hoặc hiệu ứng cuối tuần. Có nghĩa, thị trường sẽ sôi động vào các ngày cuối tuần, trong khi lại điều chỉnh ở các phiên giao dịch đầu tuần.

Trong nhiều nghiên cứu học thuật, kết quả thống kê, phân tích trên nhiều TTCK thế giới, hiệu ứng này cũng được đề cập nhiều nhưng không được các nhà phân tích đánh giá là hiệu ứng mạnh. Trên thực tế, hiệu ứng này chỉ được coi là hiệu ứng yếu và khó có thể hợp lý hóa để áp dụng trong đầu tư cổ phiếu, đặc biệt đối với các giao dịch ngắn hạn.

Quan sát thị trường trong nhiều năm qua cho thấy, các nhà đầu tư thường có xu hướng lạc quan và mạnh dạn mua vào cổ phiếu ở các ngày cuối tuần. Trong khi vào các ngày đầu tuần, nhà đầu tư thường đón nhận những thông tin bất ngờ, trong đó phần lớn là những thông tin tiêu cực, nên đẩy mạnh hoạt động bán cổ phiếu.

Tuy nhiên cũng có không ít thời điểm, thông tin xấu lại xuất hiện vào cuối tuần với nhiều doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận âm. Do đó, nhiều nhà đầu tư lại đóng trạng thái giao dịch vào cuối tuần, sau đó mua trở lại vào đầu tuần tới để tránh rủi ro khi thị trường đóng cửa.

Trên thực tế, hiệu ứng các ngày trong tuần cũng khó để có thể tin tưởng 100%, và nhà đầu tư vẫn cần nhiều kinh nghiệm hơn trong giao dịch cổ phiếu thì mới có thể áp dụng hiệu quả hiệu ứng này.

Mỗi hiệu ứng có cách áp dụng khác nhau

Hiệu ứng quy mô nhỏ, hay còn được gọi là hiệu ứng doanh nghiệp nhỏ, xuất hiện khi các cổ phiếu vốn hóa nhỏ có xu hướng tăng vượt trội hơn so với các cổ phiếu vốn hóa lớn theo thời gian. Cổ phiếu vốn hóa nhỏ là cổ phiếu của doanh nghiệp có mức vốn hóa thị trường dưới 2 tỷ USD đối với TTCK Mỹ hoặc dưới 500 tỷ đồng đối với TTCK Việt Nam.

Nghiên cứu của Robert Shiller về TTCK Mỹ giai đoạn 1890 – 2005 đã chỉ ra rằng, các cổ phiếu vốn hóa nhỏ và vừa có xu hướng tăng mạnh hơn so với các cổ phiếu bluechips trong nhiều thời điểm. Trên thực tế, không hẳn cổ phiếu vốn hóa nhỏ nào cũng tăng điểm tích cực hơn các cổ phiếu vốn hóa lớn, bởi các cổ phiếu nhỏ có mức độ rủi ro lớn hơn các cổ phiếu lớn. Thậm chí, nhiều cổ phiếu nhỏ cũng đã bị hủy niêm yết do kết quả kinh doanh yếu kém của doanh nghiệp kéo dài. Do vậy, việc chọn sai các mã cổ phiếu vốn hóa nhỏ đã khiến nhiều nhà đầu tư phải trả giá. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các cổ phiếu vốn hóa nhỏ có khả năng tăng trưởng nhanh hơn hơn các cổ phiếu vốn hóa lớn bởi các cổ phiếu nhỏ có thể tăng gấp đôi hoặc gấp 3 lần trong thời gian ngắn, trong khi các cổ phiếu lớn chỉ có thể tăng khiêm tốn hơn do quy mô lớn.

Ngoài ra, còn nhiều hiệu ứng bất thường đồn thổi khác trên TTCK như hiệu ứng chia tách cổ phiếu, hiệu ứng các đợt chào bán IPO, hiệu ứng giao dịch nội gián, hiệu ứng momentum…, nhưng mỗi hiệu ứng có những ý nghĩa và cách áp dụng khác nhau. Không phải hiệu ứng nào cũng mang lại hiệu quả. Am hiểu và sử dụng chiến lược đầu tư nào theo các hiệu ứng bất thường trên TTCK cũng là một nghệ thuật đối với các nhà đầu tư.

Để đạt được thành công trên TTCK, nhà đầu tư không chỉ am hiểu phân tích tài chính, hiểu được phân tích kỹ thuật mà còn phải hiểu cả kiến thức đầu tư, trong đó có các hiệu tượng bất thường trên thị trường.

TS. LÊ ĐỨC KHÁNH, CHUYÊN GIA CHỨNG KHOÁN