Cổ phiếu FRT "lao dốc" mạnh vì đâu?
Cổ phiếu FRT của Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT Retail đã giảm mất gần 70% thị giá so với đầu năm nay.
FRT là nhà bán lẻ lớn thứ 2 trong ngành bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam (18% thị phần), chỉ sau MWG. FRT sở hữu 2 chuỗi bán lẻ là FPT Shop và F.Studio - chủ yếu kinh doanh các mặt hàng như máy tính xáy tay, máy tính bảng, điện thoại di động và phụ kiện điện tử. Một mảng kinh doanh mới của FRT là chuỗi nhà thuốc Long Châu, với nhiều hứa hẹn sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai.
Bà Nguyễn Bạch Điệp- Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc FPT Retail cho biết, bình quân theo tháng, mỗi cửa hàng thuốc Long Châu đạt doanh thu 136.000 USD, trong khi chuỗi Pharmacity là 11.000 USD, Phano là 18.000 USD, Eco là 25.000 USD và An Khang là 32.000 USD. Nguyên nhân chính giúp Long Châu đạt được con số ấn tượng này là nhờ chuỗi bán lẻ sở hữu SKU (lượng đầu thuốc trong kho hàng) nhiều gấp 6 - 7 lần so với các nhà thuốc khác.
Theo kế hoạch, chuỗi nhà thuốc Long Châu sẽ thực sự bùng nổ trong năm 2020 và 2021 khi số cửa hàng thuốc tăng vọt lên lần lượt là 270 và 470 cửa hàng. Theo các chuyên gia, dù có nhiều thuận lợi, nhưng với chuỗi nhà thuốc Long Châu, FRT có thể sẽ gặp phải cạnh tranh từ các chuỗi nhà thuốc khác như An Khang (MWG), VinFa, Pharmacity… khi các chuỗi nhà thuốc này cũng đã và đang tìm cách mở rộng hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động. Do vậy, việc mở rộng chuỗi dược phẩm sẽ gặp thách thức không nhỏ.
Có thể bạn quan tâm
FPT Retail nếm "quả đắng" với nhóm sản phẩm "táo khuyết"
00:00, 10/06/2019
FPT Retail làm gì để cán mốc doanh thu 18000 tỷ năm 2019?_copied
11:51, 28/03/2019
FPT Retail sẽ cán mốc doanh thu 18000 tỷ năm 2019
15:00, 27/03/2019
Lãnh đạo FPT Retail bật mí cách mở chuỗi bán lẻ thành công
04:28, 12/05/2018
FPT Retails hút vốn ngoại
06:03, 17/08/2017
Đến phiên giao dịch ngày 28/11, cổ phiếu FRT dừng lại ở mức 27.800 đồng/cp, giảm gần 70% so với đầu tháng 5/2018. Diễn biến kém tích cực của cổ phiếu FRT thời gian qua được cho là do hiệu quả kinh doanh của FRT sụt giảm khi áp lực cạnh tranh ngày càng lớn.
Theo báo cáo 10 tháng đầu năm 2019 vừa được công bố, FRT ghi nhận doanh thu 13.755 tỷ đồng, tăng 12%, nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 236 tỷ đồng, giảm hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo FRT, sở dĩ lợi nhuận sụt giảm là do doanh nghiệp này đang tập trung tăng tốc độ mở rộng chuỗi nhà thuốc Long Châu, tiếp tục trích lập dự phòng nợ xấu, đồng thời đầu tư dự án chuyển đổi số cho toàn bộ các chuỗi thuộc FPT Retail...
Báo cáo phân tích mới đây của Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho thấy, kết quả kinh doanh chững lại của FRT trong thời gian qua là điều có thể hiểu được trong bối cảnh phần lớn hoạt động kinh doanh của công ty vẫn là kinh doanh điện thoại, laptop. Đây là mảng kinh doanh đang dần bão hòa và cạnh tranh khốc liệt. Với lĩnh vực này, FRT có quy mô chỉ là 585 cửa hàng, nhỏ hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh là Thế giới di động.
Theo PHS, mức tăng trưởng doanh thu hàng năm của FRT trong giai đoạn 2016 – 2018 giảm từ 24% xuống còn 22%. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc doanh thu từ máy tính bảng trong năm 2017 và 2018 giảm sút. Cụ thể, trong năm 2017, doanh thu mảng máy tính cá nhân và máy tính bảng giảm mạnh 24,6% so với năm 2016 do các dòng điện thoại thông minh liên tục ra mắt phiên bản mới với đa tính năng, màn hình rộng và dần thay thế tính năng cơ bản máy tính bảng, dẫn đến lượng tiêu thụ của nhóm sản phẩm này bị giảm.
Đến năm 2018, FRT nỗ lực duy trì doanh thu mảng máy tính cá nhân và máy tính bảng bằng những chương trình bán hàng trả góp và khuyến mãi nhưng do vẫn chịu ảnh hưởng từ sự giảm sút chung của thị trường nên mảng này vẫn có tốc độ tăng trưởng -0,2%.
Sau khi đưa vào hoạt động trở lại 2 chương trình bán hàng trả góp F-Friends và trợ giá bán hàng Subsidy, doanh số từ 2 chương trình này trong cả năm 2018 lần lượt đóng góp 5,3% và 5% tổng doanh thu cả năm.
Theo dự báo của nhiều chuyên gia, đà giảm của cổ phiếu FRT sẽ chưa dừng lại, nếu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp này vẫn tiếp tục suy giảm.