Cổ phiếu dầu khí chờ tín hiệu từ giá dầu

Theo ĐTCK 04/03/2020 13:57

Tâm lý bán tháo đã tác động tiêu cực tới nhóm cổ phiếu dầu khí thời gian qua. Khi thị trường ổn định hơn, mặt bằng giá các cổ phiếu nói chung và cổ phiếu dầu khí nói riêng có thể bật sáng trở lại.

Chỉ trong khoảng 1 tháng qua, giá dầu Brent đã giảm tới 29,1% và dầu Crude Oil giảm 28,6%.

Chỉ trong khoảng 1 tháng qua, giá dầu Brent đã giảm tới 29,1% và dầu Crude Oil giảm 28,6%.

Giá dầu thế giới giảm gần 30% trong 1 tháng

Trước áp lực kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, nhiều tài sản và hàng hoá trên thế giới đều giảm mạnh, bao gồm cả dầu mỏ.

Chỉ trong khoảng 1 tháng qua, giá dầu Brent đã giảm tới 29,1% và dầu Crude Oil giảm 28,6%. Chứng kiến sự giảm giá mạnh này, giới đầu tư đang chờ đợi những hành động cụ thể từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) để dự liệu tương lai doanh nghiệp ngành dầu khí.

Tuần qua, trong ngày giảm sốc của thị trường chứng khoán Mỹ, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã phát biểu: “Những điều cơ bản của nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh. Tuy nhiên, dịch Covid-19 gây ra những rủi ro đối với hoạt động kinh tế. Fed đang theo dõi và sẽ sử dụng các công cụ phù hợp nhằm hỗ trợ nền kinh tế”.

Và ngay sau khi Fed ra thông báo trong ngày 28/2/2020, chỉ số Dow Jones đã bật tăng 704 điểm lên 25.409 điểm. Điều tương tự cũng diễn ra với giá dầu khi dầu Brent tăng 1,76% lên 51,42 USD/thùng, dầu Crude Oil tăng 3,35% lên 46,28 USD/thùng.

Có thể thấy, sau giai đoạn bán tháo tài sản theo tâm lý đám đông, giới đầu tư đang có những kỳ vọng nhất định về việc Fed sẽ sớm đưa ra gói hỗ trợ kinh tế bằng cách cắt giảm lãi suất, cũng như OPEC và các thành viên sẽ nhóm họp vào ngày 5-6/3/2020 tại Vienna (Áo) về việc cắt giảm sản lượng nhằm hỗ trợ đà lao dốc của giá dầu.

Chờ tín hiệu tích cực từ giá dầu

Trên sàn chứng khoán Việt Nam hiện nay có thể phân chia các cổ phiếu dầu khí thành 2 nhóm, một nhóm có hoạt động kinh doanh liên quan tới khai thác dầu mỏ như Tổng CTCP Khoan và dịch vụ khoan dầu khí (PVD) và Tổng CTCP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PVS). Nhóm còn lại kinh doanh các sản phẩm từ dầu mỏ như khí gas, xăng dầu… như Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (GAS), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX).

ảnh 1

Mặc dù bản chất hoạt động kinh doanh là khác nhau, nhưng các doanh nghiệp trên đều có chung kịch bản là giá cổ phiếu giảm mạnh thời gian qua do lo ngại giá dầu và khả năng tiêu thụ giảm.

Với PVD, hoạt động kinh doanh chính là cung cấp dịch vụ khoan dầu. Hiện nay, PVD đang vận hành 4 giàn khoan, trong đó 3 giàn đang phục vụ cho thị trường Malaysia.

Năm ngoái, giá cho thuê giàn khoan bình quân từ 57.000-58.000 USD/ngày, giá cho thuê ở khu vực ASEAN tính đến cuối năm là 69.000-70.000 USD/ngày với giá dầu Brent dao động từ 59-66 USD/thùng. Tuy nhiên, hiện tại, giá dầu đã giảm về 51,3 USD/thùng.

Nếu giá dầu không tăng mạnh, các chủ đầu tư Maylaysia có thể trì hoãn việc thuê giàn khoan và điều này sẽ tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của PVD.

Tại PVS, trong năm 2019, Công ty ghi nhận lợi nhuận gộp 993,512 tỷ đồng, trong đó mảng dịch vụ cơ khí, đóng mới và xây lắp chiếm 26,9%; mảng căn cứ cảng chiếm 25,3%; dịch vụ cung ứng tàu chứa và xử lý dầu thô chiếm 14,7%; dịch vụ tàu kỹ thuật dầu khí chiếm 12,8%; dịch vụ lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng công trình dầu khí biển chiếm 10,5% và các dịch vụ khác.

Doanh thu từ mảng duy tu, bảo dưỡng giúp ổn định hoạt động kinh doanh của PVS. Lượng tiền mặt của PVS đến cuối năm 2019 đạt 6.784,4 tỷ đồng, tương ứng giá trị sổ sách 26.217 đồng/cổ phiếu, trong khi thị giá hiện tại đang ở quanh mức với 15.000 đồng/cổ phiếu, giảm khoảng 12% trong 1 tháng qua. Chính sách cổ tức tiền mặt được PVS duy trì ở mức 7% trong năm 2018 và năm 2019 (dự kiến).

ảnh 2

Đối với PLX và GAS, do hoạt động kinh doanh chính là bán lẻ xăng dầu, vận chuyển và phân phối khí, không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giá dầu, nên biên lợi nhuận những năm gần đây khá ổn định.Chẳng hạn, với PLX, biên lợi nhuận năm 2017 là 2,55%, năm 2018 là 2,11% và năm 2019 là 2,52%. PLX sở hữu lượng tiền mặt 16.676 tỷ đồng, chiếm 26,95% tổng tài sản. Nhờ hoạt động kinh doanh ổn định, PLX chia cổ tức bằng tiền năm 2017 là 30%, năm 2018 là 26% và dự kiến năm 2019 tối thiểu 12%.Được biết, kết thúc năm tài chính 2019, PLX hoàn thành 110% kế hoạch lợi nhuận trước thuế, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính tạo ra là 8.445 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

  • Cổ phiếu dầu khí: Tìm cơ hội từ khó khăn

    Cổ phiếu dầu khí: Tìm cơ hội từ khó khăn

    11:00, 12/02/2020

  • Thời điểm an toàn đầu tư vào nhóm cổ phiếu dầu khí?

    Thời điểm an toàn đầu tư vào nhóm cổ phiếu dầu khí?

    17:17, 18/09/2019

  • Cổ phiếu Dầu khí bùng nổ khi giá dầu vụt tăng 7 USD/thùng

    Cổ phiếu Dầu khí bùng nổ khi giá dầu vụt tăng 7 USD/thùng

    16:30, 17/09/2019

  • Giá dầu tăng vượt 81 USD/thùng, giúp cổ phiếu dầu khí “dẫn dắt” thị trường ngày 25/9

    Giá dầu tăng vượt 81 USD/thùng, giúp cổ phiếu dầu khí “dẫn dắt” thị trường ngày 25/9

    10:34, 25/09/2018

Tại GAS, việc độc quyền phân phối khí đảm bảo dòng tiền về doanh nghiệp đêu đặn mỗi năm hơn 12.000 tỷ đồng, nhờ đó liên tục gia tăng được lượng tiền mặt.

Nếu như năm 2016, lượng tiền mặt là 19.436 tỷ đồng, chiếm 34,25% tổng tài sản, thì tới năm 2019 tăng lên 29.391 tỷ đồng, chiếm 47,21% tổng tài sản.

GAS trả cổ tức năm 2017 là 40%, năm 2018 là 53% và năm 2019 dự kiến chia cổ tức cao hơn năm 2018. Hiện GAS đã tạm ứng 10% cổ tức cho năm 2019.

Hoạt động kinh doanh ổn định và chia đều đặn chia cổ tức, nhưng thị giá cổ phiếu PLX và GAS đã giảm 11,7% và 16,6% trong thời điểm diễn ra dịch, hiện đang giao dịch quanh vùng giá 50.800 đồng/cổ phiếu và 79.000 đồng/cổ phiếu.

Chính sách cắt giảm sản lượng của OPEC và kích cầu của các chính phủ ít nhiều tác động lên giá dầu và đó là thời gian để nhà đầu tư nhìn nhận lại nhóm cổ phiếu dầu khí.

Tâm lý bán tháo đã tác động tiêu cực tới nhóm cổ phiếu dầu khí thời gian qua. Khi thị trường ổn định hơn, mặt bằng giá các cổ phiếu nói chung và cổ phiếu dầu khí nói riêng nhiều khả năng sẽ bật sáng trở lại.

Theo ĐTCK