Trái phiếu F88 - Cuộc “bơm thổi” quá đà?
Trái phiếu của F88 là một trong những hàng hóa “nóng” bỏng tay với nhiều nhà đầu tư, nhất là khi hoa hậu Mai Phương Thúy đầu tư vào trái phiếu này.
Công ty F88- chuỗi cho vay cầm cố tài sản hàng đầu Việt Nam, ra đời từ năm 2013, đã thu hút các nhà đầu tư đóng góp giá trị như Mekong Enterprise Fund III (2016) và Granite Oak (2018) để tăng vốn. Từ năm 2019, F88 đã phát hành thành công 200 tỷ đồng trái phiếu (tương đương với trên 8,5 triệu USD)...
Việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp để tăng nguồn lực kinh doanh là điều bình thường của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có nhu cầu vốn cho dự án kinh doanh có tiềm năng cao, trả lãi cho trái chủ tốt. F88 chưa niêm yết, hoạt động trong lĩnh vực khá đặc thù, không thể phủ nhận tiềm năng tăng trưởng được đánh giá cao khi các quỹ đầu tư cũng đổ vốn vào đây, nhưng lại càng không phủ nhận công ty có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt, hoạt động kinh doanh của F88 gần đây có chiều hướng suy giảm do COVID-19.
Cụ thể, vốn chủ sở hữu của F88 tính đến cuối tháng 6/2020 là 360 tỷ đồng, tăng 43% so với hồi đầu năm nay. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu giảm từ 1,41 xuống 1,27. Đáng chú ý, lợi nhuận của Công ty sau 6 tháng chỉ đạt 2,76 tỷ đồng sau 6 tháng, giảm 83% so với cùng kỳ 2019, tương đương tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) 0,8% - sụt giảm mạnh so với mức 6,6% trong năm 2019.
Có thể nói, dù F88 chưa bị đánh giá “kém chất lượng” khi họ chưa bị rơi vào vòng trả chậm, hoặc không trả lãi, gốc vốn trái phiếu, song rõ ràng doanh nghiệp này đang có phần “bơm thổi” niềm tin trái phiếu cho nhà đầu tư, dù sản phẩm đạt tiêu chuẩn công bố cao nhất (chưa niêm yết), hoạt động chỉ có lãi khiêm tốn, phát hành không có tài sản đảm bảo… Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn cần thận trọng trước mọi hiện tượng “bơm thổi” niềm tin, dù “đại diện” đó là ai.
Có thể bạn quan tâm