Cổ phiếu PVS có kém khả quan trong năm mới?

DIỄM NGỌC 08/02/2021 05:30

Trước bất ổn về đại dịch COVID-19 và giá dầu thấp, nhiều chuyên gia cho rằng triển vọng năm mới của Tổng công ty CP Dịch vụ Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) có thể sẽ kém khả quan.

ở mức giá đóng cửa ngày 5/2 là 18,400đ/cp, PVS đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 13.3x, tương ứng EPS TTM là 1,356 VNĐ

Ở mức giá đóng cửa ngày 5/2 là 18,400đ/cp, PVS đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 13.3x, tương ứng EPS TTM là 1,356 VNĐ

Theo công bố kết quả kinh doanh mới đây, PVS ghi nhận doanh thu thuần quý 4/2020 đạt 5,107 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế (LNST) đạt 100 tỷ đồng, giảm 72%.

Luỹ kế cả năm 2020, doanh thu thuần của công ty đạt 19,832 tỷ đồng, tăng 17% và LNST đạt 735 tỷ, giảm nhẹ 9% với cùng kỳ.

Mặc dù trong quý 4, doanh thu tài chính của PVS tăng 45% lên 122,87 tỷ đồng. Nhưng chi phí tài chính lại tăng gấp 3,2 lần lên 46,04 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp gấp 3,8 lần lên 333,8 tỷ đồng. Đây là lý do chính khiến LNST quý 4 của công ty giảm mạnh bất chấp doanh thu tăng trưởng 59%.

Công ty cũng công bố kế hoạch 2021 với doanh thu là 10 nghìn tỷ đồng, giảm 44,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế sơ bộ là 700 tỷ đồng, giảm 30,0%. Các mục tiêu năm 2021 lần lượt thấp hơn 33,3% và 12,5% so với con số mục tiêu năm 2020 tương ứng của công ty khi PVS dự kiến khối lượng công việc ít hơn cho mảng cơ khí trong năm 2021. Theo đó, Ban lãnh đạo của công ty thường được biết đến là đặt kế hoạch thận trọng và xu hướng này chắc chắn sẽ tiếp tục.

Theo các chuyên gia trong ngành, năm 2020, PVS đã ghi nhận kết quả kinh doanh tốt từ mảng xây lắp, nhờ vào các hạng mục công việc của Dự án giàn Sao Vàng CPP đã đạt 99 % tiến độ và dự án Đại Nguyệt WHP đạt 46% tiến độ, dự án GALLAF – Al Shaheen đạt 74% tiến độ và dự án LNG Thị Vải đạt 24% tiến độ. Việc các dự án ngoài khơi chiếm tỷ trọng lớn trong danh sách các dự án tồn đọng cũng giúp biên lợi nhuận gộp cải thiện. Ngoài ra, các dự án này sẽ mang lại khoản bảo hành công trình không nhỏ, có thể được hoàn nhập, trở thành lợi nhuận tương lai của PVS.

Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam đã đưa ra dự báo rằng, trong năm 2021, các dự án lớn như Cá Voi Xanh, Kèn Bầu, Nhà máy điện khí Nhơn Trạch 3&4 có nhiều động lực sẽ đẩy mạnh tiến độ trở lại, trong bối cảnh: Thứ nhất, trữ lượng dầu khí hiện tại đang sụt giảm. Thứ hai, giá dầu kỳ vọng tiếp tục phục hồi theo nhu cầu tiêu thụ. Thứ ba, chính trị thế giới sẽ bớt căng thẳng hơn sau khi ông Biden trở thành tân Tổng thống của Hòa Kỳ.

Theo đó, các dự án này sẽ giải quyết lượng tồn đọng ước tính hơn 3 tỷ USD cho PVS nếu PVS tham gia. Vàkhả năng PVS tham gia thành công các dự án này là cao vì bề dày kinh nghiệm của PVS cũng như việc PVS là thành viên của đại gia đình PVN”, Yuanta nhận định.

Giữ một quan điểm khác, công ty chứng khoán HSC chỉ ra rằng, các hợp đồng tổng thầu EPC năm 2021 của PVS vẫn chưa đủ để khiến các nhà đầu tư hài lòng. Theo đó, các hợp đồng EPC trong năm 2021 sẽ không mang lại lợi nhuận cao do các yếu tố như: sự chậm trễ của dự án do hậu quả của đại dịch COVID-19 và mức giá dầu thấp khiến tỷ suất lợi nhuận sụt giảm.

công ty chứng khoán HSC chỉ ra rằng, các hợp đồng tổng thầy EPC năm 2021 của PVS vẫn chưa đủ để khiến các nhà đầu tư hài lòng

Công ty chứng khoán HSC chỉ ra rằng, các hợp đồng tổng thầy EPC năm 2021 của PVS vẫn chưa đủ để khiến các nhà đầu tư hài lòng

Bên cạnh các dự án hiện tại như Sao Vàng – Đại Nguyệt, Gallaf Alshaheen và Kho cảng LNG Thị Vải thì PVS chưa có lịch trình cụ thể của các dự án lớn bổ sung trong các quý sắp tới. Các dự án tiềm năng như Lô B Ô Môn, Nam Du-U Minh và Sư Tử Trắng vẫn đang gặp khó khăn do quá trình thực hiện dự án bị gián đoạn do tác động tiêu cực của đại dịch.

Ngoài ra, tính khả thi của siêu dự án Cá Voi Xanh vẫn chưa chắc chắn vì chủ sở hữu chính của dự án, Exxon Mobil (XOM US) đã bị thua lỗ 3 quý liên tiếp trong năm 2020 và đã công bố kế hoạch thoái vốn khỏi một số dự án có mức độ ưu tiên thấp hơn.

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc nghiên cứu phân tích công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam cho biết, ở mức giá đóng cửa ngày 5/2 là 18,400đ/cp, PVS đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 13.3x, tương ứng EPS TTM là 1,356 VNĐ. Đồ thị giá của PVS tiến sát đường trung bình 20 phiên và đồ thị giá bước vào giai đoạn tích lũy nên rủi ro giảm giá cũng đã giảm đáng kể và xu hướng ngắn hạn cũng được nâng lên mức tăng.

mức Stock Rating của PVS đạt85 điểm, nhưng sức mạnh giá của PVS vẫn dưới mức 80 điểm cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn chỉ nên xem xét ở tỷ trọng thấp dưới 20% và gia tăng tỷ trọng khi sức mạnh giá cải thiện trên 80 điểm”, ông Minh khuyến nghị.

Về quan điểm thị trường ngắn hạn, Yuanta cũng cho biết thêm rằng, thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh nhẹ và nhanh chóng quay trở lại đà tăng. Đồng thời, thị trường vẫn đang có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy cho nên dòng tiền có thể sẽ phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn giảm nhẹ và vẫn nằm trong vùng bi quan cho thấy, các nhà đầu tư ngắn hạn chỉ nên duy trì tỷ trọng thấp.

Nhìn chung, xu hướng ngắn hạn của thị trường vẫn duy trì ở mức trung tính. Do đó, các nhà đầu tư có thể tiếp tục tận dụng nhịp điều chỉnh để gia tăng dần tỷ trọng cổ phiếu với tỷ trọng dưới 50% danh mục và nên giải ngân mới với tỷ trọng thấp.

Có thể bạn quan tâm

  • Giá dầu tác động thế nào đến thị trường chứng khoán?

    Giá dầu tác động thế nào đến thị trường chứng khoán?

    04:00, 28/04/2020

  • Giá dầu giảm tác động thế nào đến các nhóm cổ phiếu?

    Giá dầu giảm tác động thế nào đến các nhóm cổ phiếu?

    05:06, 27/04/2020

  • Giá dầu “rơi tự do”p/Kỳ II: Ai là Thales trên thị trường dầu mỏ?

    Giá dầu “rơi tự do” Kỳ II: Ai là Thales trên thị trường dầu mỏ?

    12:00, 07/05/2020

  • IMF dự báo giá dầu năm 2021 ở mức 40-50 USD/thùng

    IMF dự báo giá dầu năm 2021 ở mức 40-50 USD/thùng

    11:19, 20/10/2020

DIỄM NGỌC