Kỷ lục thanh khoản tại rổ VN30 của Sacombank
Cổ phiếu STB - Ngân hàng TMCP Sacombank tiếp tục xác lập khối lượng giao dịch đột biến tới gần 100 triệu cổ phiếu trong 02 ngày của cuối quý 1/2021.
Điều gì đang diễn ra quanh cổ phiếu STB?
Phiên giao dịch ngày 31/3 STB tiếp tục tăng lên 21.450 đồng/cổ phiếu với khối lượng khớp lệnh khủng gần 60 triệu cổ phiếu giao dịch trong 01 phiên.
Trước đó, ngày 30/3, cổ phiếu STB bất ngờ tăng trần với khối lượng giao dịch cao đột biến đạt 99,9 triệu cổ phiếu, tương ứng với giá trị giao dịch lên hơn 2.000 tỷ đồng. Trong đó nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện mua vào hơn 3,6 triệu cổ phiếu. Khối lượng giao dịch lớn này cũng xác nhận cổ phiếu STB hút dòng tiền cực mạnh tại rổ VN30.
Cổ phiếu STB đã liên tục có những phiên giao dịch sôi động trong tháng 3.
Khoảng gần 45,2 triệu cổ phiếu STB cũng được giao dịch thỏa thuận ở mức giá 20.000 đồng/cổ phiếu, tương đương giá trị gần 901,5 tỷ đồng trong phiên ngày 24/3. Và tính từ đầu tháng 3 đến nay, cổ phiếu STB ghi nhận nhiều lệnh thỏa thuận số lượng lớn, liên tục. Ví dụ như phiên gần liền đó, ngày 22/3, hơn 11,6 triệu cổ phiếu STB cũng được trao tay với giá trị gần 232 tỷ đồng.
Với khối lượng giao dịch khủng của cổ phiếu, STB nhiều nhà đầu tư cho rằng xuất phát từ lô cổ phiếu khủng bán ra thị trườntuwfcuar Kienlongbank. Ngân hàng này từng rao bán 176 triệu cổ phiếu STB nhằm xử lý tài sản bảo đảm cho khoản vay tại Kienlongbank trước đó.
Kienlongbank đã 2 lần chào bán hơn 176 triệu cổ phiếu STB để thu hồi nợ với giá khởi điểm lần 1 là 24.000 đồng/cổ phiếu, sau đó lần 2 hạ xuống là 21.600 đồng/cổ phiếu vào đầu năm 2020, nhưng đều bất thành. Vì giá thời điểm đó của cổ phiếu STB dưới 12.000 đồng/cổ phiếu. Theo các nhà đầu tư, Kienlongbank có kế hoạch bán toàn bộ cổ phần STB, là tài sản đảm bảo cho khoản vay của một nhóm cổ đông, để tất toán nợ có liên quan chậm nhất là ngày 31/3/2021.
Theo báo cáo cập nhật tình hình xử lý cổ phiếu STB của Tổng giám đốc Kienlongbank, từ ngày 1/1/2021 đến ngày 29/1/2021, ngân hàng này đã bán được thêm cổ phiếu STB. STB vừa công bố cho thấy hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch đã cam kết tại Đại hội đồng cổ đông đều hoàn thành. Tiến độ thực hiện đề án tái cơ cấu được đảm bảo và tạo nền tảng vững chắc để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong thời gian tới.
Trong năm 2020 vừa qua, quy mô hoạt động của STB tục tăng trưởng. Tổng tài sản hợp nhất đạt gần 493.000 tỉ đồng, tăng gần 10%, trong đó tài sản có sinh lời tăng 13%.Tổng huy động đạt 447.000 tỉ đồng với huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt hơn 439.000 tỉ đồng. Dư nợ tín dụng đạt hơn 340.000 tỉ đồng, tăng 15%, phù hợp với hạn mức được NHNN giao. Cho đến nay, công tác thu hồi, xử lý nợ xấu được đẩy mạnh, doanh số đạt hơn 15.000 tỉ đồng, nhờ đó tài sản tồn đọng tiếp tục giảm thêm 16,7% so với năm trước và tỉ lệ nợ xấu được kéo giảm về 1,6%.
Được biết năm 2019, STB đã đã kiến nghị NHNN chấp thuận phương án chi cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu từ lợi nhuận giữ lại. Tuy nhiên, đến nay NHNN vẫn chưa có ý kiến. Theo ông Dương Công Minh cho hay lợi nhuận tích lũy hiện tại hơn 4.000 tỉ đồng. Nhưng STB phải được NHNN đồng ý mới được chia. Hy vọng 2022-2023 nếu STB hoàn thành tái cơ cấu xong, STB sẽ mạnh hơn và cổ đông được chia cổ tức. Tuy nhiên với vùng giá hiện nay cộng với chỉ số P/E cao nhất ngành ngân hàng, giới chuyên môn khuyến nghị nhà đầu tư cần thận trọng khi mua vào cổ phiếu STB…
Có thể bạn quan tâm