Tác động GDP tới thị trường chứng khoán ngắn và dài hạn
Trong ngắn hạn, các yếu tố khác sẽ tác động lên chỉ số làm tốc độ tăng trưởng giữa GDP và TTCK sẽ không thực sự là một mối tương quan lớn, nhưng dài hạn mối tương quan này khá cao.
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 3/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay.
Đây là lần đầu tiên từ năm 2000, tăng trưởng trong một quý ghi nhận âm. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,04%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%; khu vực dịch vụ giảm 9,28%
Xét về mối tương quan giữa biến động thị trường chứng khoán Việt Nam với tốc độ tăng trưởng GDP, phóng viên Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp đã có ông Lê Ngọc Nam, Giám đốc khối Phân tích và Đầu tư CTCK Tân Việt (TVSI).
- Thưa ông, việc tăng trưởng GDP và biến động của thị trường chứng khoán thường có mối tương quan ra sao? Đặc biệt phản ứng của thị trường khi tăng trưởng GDP quý 3 của Việt Nam âm
GDP quý 3/2021 của Việt Nam ước tính âm 6,17%, cơ bản thị trường có thể suy đoán được một phần nào đó GDP có khả năng không tốt trong quý 3. Tuy nhiên, với con số lớn tới âm 6,17% khiến nhà đầu tư có đôi chút ngỡ ngàng, và việc suy giảm của GDP đến từ các nhóm quan trọng của nền kinh tế như công nghiệp xây dựng, dịch vụ tiêu dùng đều có mức giảm mạnh do các hoạt động bị ảnh hưởng do giãn cách, đặc biệt là khu vực Đông Nam Bộ có suy giảm nhiều hơn.
Nhưng với việc thị trường đã suy đoán được một phần, cơ bản chúng ta thấy tăng trưởng của GDP và thị trường chứng khoán về mặt dài hạn nó là song hành. Rõ ràng các doanh nghiệp niêm yết có được kết quả kinh doanh tốt hơn là nhờ việc nền kinh tế tăng trưởng, đâu đó giá của chứng khoán phản ánh điều đó. Tuy vậy, trong ngắn hạn chưa chắc những yếu tố này sẽ phản ánh ngay lập tức.
Trong ngắn hạn, các yếu tố khác sẽ tác động lên chỉ số, làm tốc độ tăng trưởng giữa GDP và thị trường chứng khoán sẽ không thực sự là một mối tương quan lớn, nhưng xét về dài hạn mối tương quan này khá cao.
Chúng ta biết rằng, nhiều khi thị trường chứng khoán phản ánh kỳ vọng vào việc tăng trưởng nhiều hơn, chứ không hẳn dựa hoàn toàn vào những con số. Do vậy, kỳ vọng tăng trưởng GDP tốt trong một vài quý tới đã có thể giúp thị trường chứng khoán hồi phục tốt.
Cho nên tôi cho rằng, chúng ta cần phải tập trung vào hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết, để có thể tìm được khả năng thị trường chứng khoán tăng tiếp trong tương lai.
Tôi luôn tin tưởng rằng, trên sàn chứng khoán có những doanh nghiệp quy mô của họ đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu, thường là những doanh nghiệp lớn trên sàn cũng đã đại diện cho các doanh nghiệp lớn của đất nước. Do vậy tôi cho rằng thị trường chứng khoán sẽ có những thay đổi khá lớn trong giai đoạn tăng trưởng GDP trung bình.
Trong ngắn hạn, các yếu tố khác sẽ tác động lên chỉ số, làm tốc độ tăng trưởng giữa GDP và thị trường chứng khoán sẽ không thực sự là một mối tương quan lớn, nhưng xét về dài hạn mối tương quan này khá cao.
- Bên cạnh GDP theo ông đâu là những động lực hỗ trợ đà tăng cho thị trường chứng khoán Việt Nam, thưa ông?
Tôi thấy rằng nhiều ngành nghề của nền kinh tế, và hiện tại thị trường chứng khoán đã phản ánh tốt nền kinh tế, ví dụ như vốn hóa các cổ phiếu trên sàn đã chiếm hơn 80% GDP. Do đó, trong quãng thời gian dài nó phản ánh GDP tốt hơn.
Ngoài ra, những động lực của thị trường chứng khoán còn đến từ các yếu tố khác, đặc biệt là đối với các nhóm cổ phiếu top đầu như ngân hàng, bất động sản hay tài nguyên cơ bản…
Các nhóm cổ phiếu trên, nếu ngày càng kinh doanh hiệu quả hơn thì thị trường sẽ tăng trưởng tốt.
Để VN-Index tiếp tục tăng chúng ta cần thanh khoản thị trường tốt hơn từ 25-30.000 tỷ đồng/phiên, do đó khớp lệnh hiện tại có vẻ dòng tiền đang chờ đợi và nhà đầu tư đang chờ các thông tin về kết quả kinh doanh quý 3.
Xin cảm ơn ông!
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam: GDP tác động đến thị trường chứng khoán TTCK Thị trường chứng khoán được xem là phong vũ biểu của nền kinh tế bởi vì thị trường sẽ phản ánh khá nhanh nhạy sức khỏe của nền kinh tế. Khi nền kinh tế có sức tăng trưởng thì thị trường chứng khoán sẽ phát triển theo và thông thường thị trường sẽ phản ứng sớm hơn. Một số ngành nhạy với chu kỳ tăng trưởng sẽ có sự phát triển trước. Chúng ta hãy cùng xem xét sự tác động của GDP đến thị trường chứng khoán. Khi nền kinh tế phát triển, thông thường sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn, thu nhập/ đầu người cao . Lúc này, người dân sẽ tiêu dùng nhiều hơn, nhu cầu hàng hóa, dịch vụ sẽ gia tăng theo thúc đẩy sản xuất phát triển, doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng, nhu cầu đầu tư vào các doanh nghiệp này sẽ gia tăng. Từ đó, thị trường chứng khoán sẽ phát triển. Ở một khía cạnh tổng quát hơn, chúng ta hãy giả sử nền kinh tế hiện tại có 3 đối tượng chính là hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. Khi nền kinh tế tăng trưởng, hộ gia đình sẽ có thu nhập/ đầu người cao hơn, họ sẽ sẵn sàng chi tiêu hơn, thúc đẩy thị trường sản xuất phát triển và thị trường chứng khoán phát triển. Ngoài ra, đối với doanh nghiệp, khi sản lượng tiêu thụ gia tăng theo nhu cầu của hộ gia đình, doanh nghiệp sẽ có xu hướng mở rộng đầu tư, để tận dụng xu hướng ở trên. Như vậy, doanh nghiệp sẽ gia tăng doanh thu và lợi nhuận và qua đó, phát triển thị trường chứng khoán. Ở khía cạnh của chính phủ, thuế thu được sẽ gia tăng theo lợi nhuận của doanh nghiệp, ngân sách nhà nước sẽ được gia tăng, chính phủ sẽ có nguồn lực để đầu tư và mở rộng chi tiêu công. Tất cả những điều này sẽ thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển. Một ví dụ điển hình về tác động của GDP đến nền kinh tế Việt Nam và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng : giai đoạn 2006-2007 khi Việt Nam có GDP tăng trưởng mức cao (8,5%/năm) và chúng ta có những năm chứng khoán gia tăng mạnh mẽ . Giai đoạn 2008-2009, GDP bắt đầu thấp kỷ lục và chứng khoán giảm sốc. Năm 2015 , GDP bắt đầu tăng lại. Chuyên gia Phan Lê Thành Long: Những nhóm ngành cần lưu ý Trong ngắn hạn, mọi người đang kỳ vọng vào chính sách tiền tệ nới lỏng thêm, giúp thị trường có thể tăng điểm trong vài ba phiên, nhưng xét trong trung hạn, thì chúng ta sẽ không thấy một bức tranh quá sáng sủa. Theo vị chuyên gia, trong 4 tháng cuối năm, nhà đầu tư cần lưu ý một số ngành sẽ khó có triển vọng bao gồm: Bán lẻ không thuộc loại mặt hàng thiết yếu như vàng bạc đá quý, điện thoại di động, đồ điện tử,... Những ngành nghề liên quan đến chuỗi cung ứng, những doanh nghiệp sản xuất, với việc nguyên liệu đầu vào bị đứt quãng, những doanh nghiệp như dệt may mặc dù đã rất cố gắng nhưng thực sự khó khăn. Cuối cùng là ngành ngân hàng, bắt đầu từ tháng 8, tháng 9 sẽ bớt lạc quan hơn bởi độ trễ khi phản ánh vào báo cáo tài chính. Đặc biệt là báo cáo tài chính quý 3 sẽ phản ánh được tình trạng nợ xấu cũng như vấn đề khó khăn của nền kinh tế. |
Có thể bạn quan tâm
Chứng khoán 30/9: Thị trường có thể sẽ tiếp tục đi ngang
05:00, 01/10/2021
Thoát nguy rời sàn, nới lỏng giãn cách sẽ giúp Vietnam Airlines phục hồi
16:30, 30/09/2021
Tác động của gói cấp bù lãi suất tới thị trường chứng khoán
05:30, 30/09/2021