Sau IPO thành công, hàng loạt cổ phiếu công nghệ bị bán tháo

NGUYỄN LONG 23/11/2021 16:15

Hàng loạt các cổ phiếu công nghệ tăng nóng khi IPO như Rivian, Affirm, Roblox đã chứng kiến đà bán tháo của nhà đầu tư khiến Nasdaq giảm hơn 1%.

 >>> Quỹ Đầu tư tăng trưởng dài hạn Việt Nam IPO

Cổ phiếu RIVN của Rivian quay đầu giảm điểm sau đà tăng nóng tuần trước.

Cổ phiếu RIVN của Rivian quay đầu giảm điểm sau đà tăng nóng tuần trước.

Khi chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của các doanh nghiệp công nghệ trên sàn chứng khoán Mỹ đều cho thấy đà tăng chóng mặt như trường hợp của Rivian. Tuy nhiên, trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 22/11, một loạt các cổ phiếu công nghệ đều bị giới đầu tư bán tháo như Rivian , Affirm và Roblox đã khiến chỉ số Nasdaq giảm hơn 1%. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 đóng cửa giảm nhẹ và chỉ số công nghiệp Dow Jones vẫn ở mức tích cực, một dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư đang quay lưng lại với ngành công nghệ.

CNBC cho rằng mặc dù không có lý do rõ ràng nào cho việc bán tháo, nhưng rõ ràng hiện một loạt các cổ phiếu tăng trưởng nhanh chóng thời gian qua đều có chung kịch bản giảm điểm. Cụ thể, cổ phiếu Affirm trước đó đã tăng mạnh trong bối cảnh quan hệ đối tác mới với Amazon đã giảm hơn 9%. Còn Roblox, được hưởng lợi từ sự quan tâm gia tăng đối với metaverse đã đóng cửa giảm gần 11%.

Việc bán tháo nhà sản xuất xe điện Rivian tiếp tục diễn ra, cổ phiếu này đã giảm hơn 8% còn 128,60 USD/cổ phiếu, khi các nhà đầu tư tiếp tục chốt lời. Trong khi trước đó, Rivian (RIVN) được đánh giá cao hơn Ford và General Motors sau khi ra mắt thị trường và được cho là đối thủ của Tesla.

Diễn biến giá của RIVN.

Diễn biến giá của RIVN.

Trước đó, RIVN trong ngày 17/11 đã giao dịch ở mức 172,80 USD, tăng 60,19% trong 1 tuần, giúp đưa vốn hóa công ty lên gần 150 tỷ USD. Điều này biến Rivian thành công ty có vốn hóa lớn nhất thị trường mà không có doanh thu. Theo Investopedia, IPO của nhà sản xuất xe điện Rivian là đợt chào bán thành công nhất ở Mỹ kể từ năm 2014.

Lo ngại về việc tăng lãi suất thường có nghĩa là giảm tăng trưởng thu nhập dự kiến cho các nhà đầu tư, có thể là một trong những yếu tố góp phần vào việc bán tháo. Tuy nhiên, Tổng thống Joe Biden đã đề cử Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) Jerome Powell cho nhiệm kỳ thứ hai vào ngày 22/11 và đợt tăng lãi suất đầu tiên của Fed dự kiến sớm nhất là vào mùa hè năm 2022.

>>> FED giữ nguyên lãi suất gần bằng 0 lần thứ 13 liên tiếp

Trong bối cảnh lãi suất có thể tăng, các nhà phân tích của Goldman Sachs kêu gọi các nhà quản lý danh mục đầu tư trong một lưu ý ngày 19 tháng 11 tập trung vào “cổ phiếu tăng trưởng với khả năng sinh lời hiện tại cao hơn” và tránh xa các công ty đang phát triển nhanh có giá trị hoàn toàn dựa trên kỳ vọng tăng trưởng dài hạn.

Các nhà phân tích viết: “Khuyến nghị của chúng tôi là tránh các công ty tăng trưởng nhanh được định giá hoàn toàn dựa trên kỳ vọng tăng trưởng dài hạn, vốn sẽ dễ bị tổn thương hơn trước rủi ro lãi suất tăng hoặc doanh thu đáng thất vọng”. “Ngược lại, các cổ phiếu tăng trưởng với khả năng sinh lời hiện tại cao có thời hạn tương đối ngắn hơn, và do đó ít chịu rủi ro tăng lãi suất hơn”.

Một số công ty công nghệ được trích dẫn có lợi nhuận cao và tăng trưởng doanh thu dự kiến nhanh chóng bao gồm Palantir, Zoom, Meta và Alphabet .

Một số đợt IPO lớn nhất của năm 2020 cũng chung cảnh ngộ như Asana giảm mạnh gần 23%, DoorDash giảm khoảng 6% và Airbnb giảm 7% vào ngày 22/11.

Sự luân chuyển của các cổ phiếu công nghệ vào đầu năm nay đã tác động đến các cổ phiếu đám mây như Fastly và Snowflake khi các nhà đầu tư chuyển sang các cổ phiếu tài chính và hàng hóa thường hoạt động tốt hơn trong thời kỳ lạm phát. Cả hai cổ phiếu đóng cửa giảm lần lượt khoảng 6% và 9% vào ngày 22/11.

Có thể bạn quan tâm

  • Cổ phiếu lập đỉnh mới khi thị trường xuất khẩu thủy sản phục hồi ấn tượng

    10:49, 23/11/2021

  • Cổ phiếu STB hưởng lợi từ đấu giá khối bất động sản khủng?

    05:16, 23/11/2021

  • Áp lực chốt lời dìm VN-Index

    04:30, 23/11/2021

NGUYỄN LONG