“Cú hích” thị trường vốn
Các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) sau cổ phần hóa đều hoạt động hiệu quả, đóng góp lớn cho ngân sách, đồng thời tác động mạnh mẽ đến phát triển thị trường vốn.
>>> Khó thoái vốn Nhà nước
Tuy nhiên, năm 2021, công tác cổ phần hóa (CPH), thoái vốn các doanh nghiệp đã không triển khai được như kế hoạch đề ra.
Lỡ kế hoạch
Bộ Tài chính ghi nhận 4 doanh nghiệp CPH (thực hiện trong năm 2020- không thuộc danh mục doanh nghiệp CPH được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt). Về thoái vốn, cả nước đã thoái được 1.652 tỷ đồng, thu về 4.356 tỷ đồng; Nguồn thu từ CPH, thoái vốn năm 2021 nộp về NSNN không đạt kế hoạch đề ra.
Mặc dù vậy, các DNNN, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, đã tích cực triển khai các biện pháp cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Các DNNN hoạt động có hiệu quả, đóng góp quan trọng cho NSNN để phục vụ đầu tư phát triển, vừa đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và thực hiện nhiều nhiệm vụ kinh tế, chính trị, quốc tế khác. Đặc biệt khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, các DNNN đã đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phục hồi nền kinh tế, qua đó uy tín và vị thế của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
>>> SCIC “vỡ kế hoạch” thoái vốn?
Cần giải pháp mạnh
Để thúc đẩy tiến độ và đạt hiệu quả CPH, thoái vốn Nhà nước tại các DNNN, cần làm tốt các vấn đề sau:
Thứ nhất, cần hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, như: Sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các văn bản pháp luật liên quan; Có cơ chế chính sách để DNNN tham gia vào phát triển các lĩnh vực công nghệ cao, mang tính mới, có khả năng chiếm lĩnh thị trường nội địa và vươn ra khu vực, thế giới; Thúc đẩy cơ chế phối hợp, hợp tác giữa các DNNN và giữa DNNN với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; Đổi mới quản trị DNNN theo chuẩn mực quốc tế.
Thứ hai, duy trì tỷ lệ sở hữu của Nhà nước hợp lý để tăng tính cạnh tranh khi bán cổ phần nhà nước; đa dạng các hình thức sắp xếp DNNN (sáp nhập, hợp nhất, chia tách, bán, giải thể, phá sản, thoái vốn); Đảm bảo doanh nghiệp sau CPH gắn với đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Thứ ba, đẩy mạnh phân công, phân cấp, cá thể hóa trách nhiệm gắn với các biện pháp đôn đốc, kiểm tra, giám sát; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả pháp luật việc công khai, minh bạch thông tin DNNN; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra hoạt động của DNNN, kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm theo quy định.
Thứ năm, gắn trách nhiệm của người đứng đầu các Bộ, ngành, địa phương với việc phê duyệt và thực hiện phương án CPH DNNN, phương án thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Đồng thời thúc đẩy vai trò giám sát, phản biệt của tổ chức Đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm