Thứ hai “đen tối” của chứng khoán Việt Nam
Bắt đầu từ phiên chiều, thị trường xuất hiện áp lực bán mạnh khiến nhiều nhóm ngành cổ phiếu lao dốc, trong đó hàng loạt cổ phiếu thuộc nhóm chứng khoán bị kéo xuống.
Sau một tuần rung lắc, VN-Index có còn vượt được mốc 1.500 điểm?
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/1, chỉ số VN-Index giảm 43,18 điểm (-2,89%) xuống 1.452,84 điểm. Toàn sàn có 49 mã tăng, 446 mã giảm và 18 mã đứng giá. HNX-Index giảm 21,52 điểm (-4,61%) xuống 445,34 điểm. Toàn sàn có 50 mã tăng, 204 mã giảm và 33 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 2,86 điểm (-2,55%) xuống 109,36 điểm.
Thanh khoản thị trường tăng vọt so với phiên trước, tổng giá trị khớp lệnh đạt 34.593 tỷ đồng, tăng 38%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 39% và đạt 29.198 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng 201 tỷ đồng ở sàn HoSE.
Nhóm VN30 giảm mạnh với 29 mã giảm điểm, 1 mã tăng, đóng cửa chỉ số VN30 giảm 44,96 điểm còn 1.478,61 điểm. Hiện tượng giải chấp tài khoản đã xuất hiện ở nhiều công ty chứng khoán, đà bán lan rộng sang nhiều cổ phiếu khác khiến thị trường bán tháo trên diện rộng. Tâm lý bi quan trùm lên toàn bộ thị trường với sắc đỏ đang phủ bóng lên toàn bộ các nhóm ngành.
Bên bán chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trong rổ VN30 với chỉ 1 mã duy nhất còn giữ được sắc xanh khi kết phiên. VHM là cổ phiếu kéo thị trường giảm sâu nhất khi lấy đi hơn 3 điểm. Kế đến là GVR với việc lấy đi hơn 2 điểm. Theo sau là VPB, VIC, HPG và BCM khi lần lượt đánh mất gần 2 điểm của VN-Index. Trong khi đó, ở phía ngược lại, cổ phiếu duy nhất có đóng góp hơn 0.5 điểm cho thị trường chung là VCB với mức 3,6 điểm.
Sắc đỏ của thị trường có nguyên nhân bởi tất cả các nhóm ngành đang niêm yết trên sàn đều sụt giảm. Trong đó, tài chính khác là ngành có mức giảm sâu nhất, mất hơn 9,38% với cả 3 cổ phiếu là IPA, OGC và TVC đều giảm sàn.
Chứng khoán là nhóm ngành đứng thứ 2 khi bay hơi 7,24% với 20/25 mã giảm sàn và 5/25 mã giảm đỏ. Trong đó, dẫn đầu là ông lớn SSI, HCM, MBS khi có mức giảm hết biên độ.
Những tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
CTCK Vietcombank (VCBS) cho rằng nhà đầu tư có thể cân nhắc cơ cấu lại danh mục và giải ngân tích lũy dần các cổ phiếu mục tiêu với tỉ trọng nhỏ, nhưng vẫn cần tuyệt đối tuân thủ kỷ luật đầu tư và nên tránh mua đuổi các cổ phiếu bật tăng mạnh trở lại sau nhiều phiên giảm sâu, vì rất có thể đó chỉ là một nhịp hồi kỹ thuật. “Chúng tôi vẫn kỳ vọng rằng những cơ hội đầu tư mới sẽ xuất hiện nhiều hơn khi diễn biến của các chỉ số chung ổn định trở lại và do đó, việc giải ngân tại thời điểm này nên thiên về các cơ hội đầu tư trung - dài hạn trên cơ sở kỳ vọng về kết quảkinh doanh tích cực của doanh nghiệp trong năm 2022”, chuyên gia VCBS cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Sau một tuần rung lắc, VN-Index có còn vượt được mốc 1.500 điểm?
05:00, 17/01/2022
Những tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
14:00, 15/01/2022
2022: Kỳ vọng thúc đẩy tiêu dùng kéo ngành thực phẩm - đồ uống
05:00, 15/01/2022
Nhóm ngành nào sẽ “lên ngôi”?
04:50, 15/01/2022