Xung đột Nga - Ukraine: Tìm kiếm cơ hội đầu tư trong đợt biến động

NGUYỄN LONG 28/02/2022 05:15

Thị trường chứng khoán đã có những biến động do tâm lý nhà đầu tư chịu ảnh hưởng từ xung đột Nga – Ukraine, tuy nhiên, “trong nguy có cơ”, nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội mang lại.

Chiến sự Nga – Ukraine: Thị trường chứng khoán toàn cầu rúng động

Xung đột Nga - Ukraine mở ra cả cơ hội và thách thức cho nhà đầu tư.

Xung đột Nga - Ukraine mở ra cả cơ hội và thách thức cho nhà đầu tư.

Tác động lên thị trường chứng khoán

Nhận định về vấn đề Nga phát động tấn công ảnh hưởng như thế nào đến thị trường chứng khoán toàn cầu và các lớp tài sản đầu tư, ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc Môi giới Hội sở Công ty Chứng khoán Mirae Asset cho biết, nhà đầu tư nhận thấy cuộc tấn công Nga là một cuộc tấn công khoanh vùng vào Ukraine nhằm tạo ra một chính phủ mới thân Nga, do vậy, trong tối 24/2, giới đầu tư cũng nhận ra đợt xung đột này không gây ảnh hưởng sâu tới nền kinh tế mà nó chỉ ảnh hưởng cục bộ tới khu vực Nga và Ukraine. Do vậy các chỉ số chứng khoán Mỹ chính như Dow Jones, Nasdaq 100 đều có sự phục hồi, tăng điểm trở lại sau phiên giảm điểm hôm 23/2.

Ông Huỳnh Minh Tuấn.

Ông Huỳnh Minh Tuấn.

“Với một sự kiện địa chính trị mà chúng tôi theo dõi trong nhiều năm cho thấy rằng nó chỉ là sự kiện mang tính nhất thời và ảnh hưởng đến địa chính trị khu vực đó cho nên không ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu”, ông Huỳnh Minh Tuấn cho biết.

Ông Tuấn nhận định, mặc dù không gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, nhưng các sự kiện địa chính trị khu vực lại tác động đến tâm lý nhà đầu tư, họ lo ngại chiến sự sẽ lan rộng và bán tháo các tài sản rủi ro như chứng khoán, tiền kỹ thuật số và tăng mua vào các tài sản phòng thủ như trái phiếu 10 năm hay vàng khiến các tài sản này tăng giá nhưng sau đó mọi thứ sẽ giảm trở lại, còn dầu tăng giá do lo ngại về nguồn cung.

Như vậy nhìn tổng thể về chiến dịch quân sự này của Nga nó đang tự truyền thông ra cho giới đầu tư tài chính rằng đây là cuộc chiến có khoanh vùng, có mục tiêu và sẽ nhanh chóng kết thúc. Điều này tạo ra cơ hội đầu tư rất dài hạn tốt cho nhà đầu tư ở bình diện khu vực, quốc tế và Việt Nam.

Cơ hội và thách thức

Về cơ hội, theo ông Huỳnh Minh Tuấn, Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi với một số yếu tố như sau: Thứ nhất là về ngành phân bón, Nga đứng đầu trên thế giới về amoniac, ure… sẽ tạo ra cơ hội đánh chiếm thị trường cho Trung Quốc và Việt Nam những đất nước có năng lực sản xuất và suất khẩu phân bón rất tốt, chưa kể ở góc độ bình ổn về mặt địa chính trị chúng ta đang thu hút tốt dòng vốn từ EU, do vậy thêm một sự kiện này có thể các nước phát triển như Đức, Nga, Anh sẽ đẩy mạnh FDI vào Việt Nam.

“Do vậy, trên quan điểm của tôi nếu nhà đầu tư bình tâm, có kỹ năng tốt về quản lý tài sản, chúng ta hoàn toàn có thể nắm bắt cơ hội này như một cơ hội đầu tư”, ông Tuấn cho hay.

Ngoài một số yếu tố hưởng lợi trên, trao đổi với Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích CTCK Yuanta Việt Nam cho rằng, nhóm cổ phiếu dầu khí cũng sẽ mang lại cơ hội cho nhà đầu tư.

Theo đó, chúng ta có thể thấy, về cơ bản những cuộc chiến, căng thẳng địa chính trị tại khu vực Trung Đông hoặc Đông Âu dẫn tới tác động lên giá dầu rất lớn và đặc biệt như chúng ta thấy trong thời gian qua giá dầu đã giao động quanh mức 100 USD/thùng, đây là mức kỳ vọng trước đó của nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhờ ảnh hưởng từ tâm lý đã giúp đẩy mức giá này đạt được nhanh hơn so với kỳ vọng trước đó.

Ông Nguyễn Thế Minh.

Ông Nguyễn Thế Minh.

“Điều này đang tác động tích cực lên nhóm cổ phiếu dầu khí. Nhưng tôi cho rằng, về cơ bản với nhóm cổ phiếu dầu khí, giá dầu vẫn là yếu tố dẫn dắt chính đà tăng, trong đó có dịch vụ dầu khí, sản xuất dầu khí và thương mại”, ông Nguyễn Thế Minh nhận định.

Phân tích hoạt động cốt lõi của các doanh nghiệp dầu khí hiện chỉ có nhóm sản xuất dầu khí là hưởng lợi trực tiếp, còn hầu hết nhóm cổ phiếu như dịch vụ dầu khí chủ yếu “ăn theo” tâm lý của các nhà đầu tư theo giá dầu và kỳ vọng trong thời gian tới khi giá dầu neo ở mức cao thì dịch vụ dầu khí sẽ hưởng lợi trực tiếp, tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, đây là câu chuyện về kỳ vọng.

Bối cảnh khi các doanh nghiệp khôi phục lại sản xuất dầu khí hoặc chiến lược dài hạn của họ đối với tình hình giá dầu hoặc nhu cầu sản xuất dầu của họ cho nên, còn quá sớm để kết luận giá dầu ở mức cao như hiện nay sẽ giúp cho nhóm cổ phiếu dầu khí, dịch vụ dầu khí tăng trưởng.

“Yếu tố cốt lõi của dịch vụ dầu khí vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào việc chúng ta triển khai các mỏ dầu khí mới trong thời gian tới, nhưng hai năm liên tiếp vừa qua chúng ta đều phải hoãn lại các dự án này. Trong bối cảnh duy trì giá dầu ở mức cao và chúng ta khôi phục lại các dự án mỏ dầu thì rõ ràng đây sẽ là động lực mạnh hơn cho nhóm cổ phiếu dịch vụ dầu khí”, ông Nguyễn Thế Minh cho biết.

Bên cạnh những cơ hội mở ra, còn đó những thách thức cho Việt Nam, ông Huỳnh Minh Tuấn lưu ý về việc Nga sẽ phải chịu các lệnh trừng phạt kinh tế từ các nước còn lại trong khối G7 và các nước trên thế giới.

Xung đột Nga- Ukraine (Kỳ 2): Cú sốc năng lượng và giá hàng hóa

Một số mặt tiêu cực có thể ảnh hưởng như việc giá khí đốt tiếp tục leo cao, giá dầu leo cao sẽ tác động tới lạm phát của Việt Nam. Như vậy dẫn đến chính sách tiền tệ của Việt Nam cũng sẽ thắt chặt hơn để kìm chế lạm phát. Điều này không chỉ diễn ra tại Việt Nam mà các ngân hàng trung ương trên thế giới hay Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng sẽ quan sát vấn đề xung đột rất kỹ, tuy nhiên xác suất kéo dài một cuộc chiến lan rộng ra tác động kinh tế, ông Tuấn đánh giá xác suất này rất thấp và không quá quan ngại vấn đề này. Nhóm rủi ro có thể đo lường việc tăng lên giá nguyên vật liệu, năng lượng sẽ đi kèm với tăng lạm phát và thắt chặt chính sách tiền tệ.

Cũng theo chuyên gia, có hai nhóm rủi ro là các doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lượng trong cơ cấu chi phí giá thành sẽ làm đội giá lên dẫn đến biên lợi nhuận bị thu hẹp do vậy, có thể nhìn thấy trước hết là nhóm vận tải.

Thứ hai, liên quan tiềm ẩn vấn đề lạm phát ảnh hưởng chi phí vốn tăng lên những doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính rất cao cũng phải tính tóan ở góc độ này, sẽ bị tính vào chi phí tài chính.

Hai nhóm đối tượng này sẽ "tràn" rủi ro ra ra nhiều nhóm ngành sử dụng đòn bẩy cao, ví dụ như bất động sản...

Có thể bạn quan tâm

  • Thế khó của PHR

    16:30, 27/02/2022

  • Cổ phiếu nhóm phân bón “làm mưa làm gió” trên thị trường

    04:00, 26/02/2022

  • Cần cái nhìn dài hạn với cổ phiếu

    04:00, 26/02/2022

  • Thị trường chứng khoán còn có cơ hội hồi phục?

    05:00, 25/02/2022

NGUYỄN LONG