VN-Index mất mốc 1.200 điểm, nhà đầu tư lo lắng
Phiên hôm nay diễn ra tiêu cực với hàng loạt mã giảm sàn, dù thanh khoản có phần cải thiện nhưng không cứu được thị trường thoát khỏi phiên giảm sâu trước áp lực bán lớn gia tăng ở cuối phiên.
Xu hướng đường cong lợi suất trái phiếu các quý tới
Đóng cửa phiên giao dịch 13/5, VN-Index giảm 56,07 điểm (-4,53%) xuống 1.182,77 điểm. Toàn sàn có 37 mã tăng, 436 mã giảm (197 mã sàn) và 20 mã đứng giá. HNX-Index giảm 13,13 điểm (-4,16%) xuống 302,39 điểm. Toàn sàn có 45 mã tăng, 201 mã giảm và 22 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 2,83 điểm (-2,93%) xuống 93,61 điểm.
Tổng giá trị khớp lệnh đạt 20.969 tỷ đồng, tăng 33,4%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 31,3% lên 18.388 tỷ đồng, Khối ngoại mua ròng 550 tỷ đồng ở sàn HoSE.
Tài sản đảm bảo vẫn khó đảm bảo trái phiếu
Nhóm VN30 giảm sâu 56 điểm còn 1.233,76 điểm (-4,38), VN30 hôm nay có đến 28 mã giảm với 7 mã giảm sàn gồm: BVH, GVR, KDH, MSN, POW, STB, TCB.
Các mã giảm mạnh khác như MWG giảm 6,9% xuống sát sàn, ACB và VPB cùng giảm gần hết biên độ với mức giảm 6,8%, HPG giảm 6,1%, MBB và PDR cùng giảm 6%, VRE giảm 5,9%, BID giảm 5,4%, GAS giảm 5,3%, VCB giảm 5,2%...
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ cũng đón nhận la liệt các mã nằm sàn như HAG, POW, FLC, HQC, DIG, ROS, TCH, HNG, AAA.
Xét về nhóm ngành, thị trường tiêu cực nên nhóm chứng khoán vẫn là nhóm đi đầu với hàng loạt mã kết phiên giảm sàn như FPT, VND, VIX, VCI, TVS, TVB, AGR, VDS…
Ở nhóm ngân hàng, bên cạnh TCB, VIB, STB, MSN, OCB giảm sàn, các mã còn lại cũng chủ yếu giảm trên 5-6% như BCM, BID, VPB, MBB, ACB, TPB, SHB…
Ông Nguyễn Trung Du - Giám đốc Khối DVĐT và QLTS cho biết, với đà giảm mạnh và sốc như phiên giao dịch hôm nay khi đóng cửa ở mức thấp nhất cho thấy đà giảm điểm dự báo sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến phiên giao dịch sắp tới.
Thanh khoản luôn duy trì ở mức thấp với lực cầu quá mỏng dẫn đến hiệu ứng bán tháo khi quay đầu giảm điểm phần nào cho thấy dòng tiền vẫn ngại rủi ro và chưa nhập cuộc mặc dù về mặt định giá cơ bản là rất hấp dẫn.
Tâm lý toàn thị trường đang ở mức hoảng loạn và mức độ hiệu ứng khi giảm điểm là quá mạnh với nhiều cổ phiếu sẵn sàng bị bán bằng mọi giá. Khi tâm lý tiêu cực bao trùm như hiện tại thì các mốc hỗ trợ thường không còn nhiều ý nghĩa.
“Chúng tôi cho rằng nhà đầu tư nên tiếp tục duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức vừa phải so với tài sản (50%/tài sản) và chỉ nên tập trung vào những mã cổ phiếu cơ bản tăng trưởng trong dài hạn để tích lũy tài sản cho các mục tiêu trung và dài hạn. Các hành động trading ngắn hạn hiện tại vẫn rất rủi ro khi xu hướng tạo đáy của chỉ số đang ngày một tiêu cực hơn”, ông Nguyễn Trung Du cho biết.
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc CTCK Yuanta nhận định, rủi ro ngắn hạn gia tăng trở lại và dòng tiền ngắn hạn tiếp tục suy yếu, đặc biệt nhiều cổ phiếu đã rơi sâu vào vùng quá bán cho thấy lực cầu bắt đáy có thể gia tăng và thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi phục kỹ thuật ngắn hạn, nhưng mức độ hồi phục có thể vẫn còn yếu do tâm lý bi quan và lực cầu yếu.
Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. “Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn tiếp tục đứng ngoài và quan sát thị trường, đặc biệt các nhà đầu tư ngắn hạn chưa nên tham gia bắt đáy giai đoạn này cho đến xu hướng ngắn hạn được chúng tôi đánh giá tích cực trở lại”, ông Nguyễn Thế Minh nhận định.
Có thể bạn quan tâm
VCSC được "bơm" vốn 100 triệu USD, đánh giá thị trường Việt Nam hấp dẫn hơn khu vực
10:12, 13/05/2022
Chứng khoán hoá bất động sản: Hướng đi mới trên thị trường tài chính
05:30, 13/05/2022
Câu chuyện đầu tư: Mua cổ phiếu gì cho cuối tháng 5?
05:00, 13/05/2022