Không còn Hội đồng quản trị, cổ phiếu BII có sụp đổ?
Thành viên HĐQT cuối cùng của Louis Land (HNX:BII) xin từ nhiệm, Louis Land liệu có sụp đổ và số phận các cổ đông nhỏ lẻ sẽ ra sao?
>>"Sóng" từ nhiệm tại các doanh nghiệp có lãnh đạo dính án thao túng giá chứng khoán
Người cuối cùng rời ghế lãnh đạo
Mới đây, công ty Cổ phần Louis Land (HNX: BII) đã công bố đơn từ nhiệm của ông Trần Sĩ Chương - Thành viên HĐQT cuối cùng của Louis Land, doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái Louis Holdings. Ông Trần Sĩ Chương xin từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT từ ngày 17/5/2022. HĐQT sẽ tiến hành các thủ tục có liên quan trình ĐHĐCĐ năm nay xem xét đơn từ nhiệm của ông Chương và bầu người thay thế.
Trước đó, ngày 4/4, Louis Land đã có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) về việc miễn nhiệm chức danh Phó Tổng giám đốc của ông Hoàng Xuân Hạnh, đồng thời ông Hạnh được bổ nhiệm chức làm Chủ tịch HĐQT thay ông Lục Tấn Huy xin từ nhiệm vị trí này. Như vậy, ông Hạnh xin từ nhiệm chỉ sau gần 2 tháng nhậm chức để thay thế vị trí lãnh đạo khác vừa từ nhiệm. Hiện Louis Land chưa có lãnh đạo thay thế, điều hành.
Ngày 1/6, HĐQT Công ty CP Louis Land nhận đơn của bà Nguyễn Giang Quyên, xin từ nhiệm chức danh Tổng giám đốc. Cùng ngày, HĐQT Công ty CP Louis Land cũng nhận đơn của ông Hoàng Xuân Hạnh, xin từ nhiệm chức danh Thành viên HĐQT và Chủ tịch HĐQT.
Ngày 28/6 sắp tới, Louis Land sẽ tổ chức kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên, qua đó, HĐQT sẽ báo cáo và trình các cổ đông về việc miễn nhiệm bốn cá nhân này, đồng thời tiến hành bầu thành viên HĐQT mới cho nhiệm kỳ 2020 - 2025. Danh sách ứng cử viên hiện vẫn chưa được công ty công bố.
CTCP Louis Land trước đây là CTCP Đầu tư và phát triển Công nghiệp Bảo Thư, sau đó đổi tên thành Louis Holdings rồi Louis Land. Đây là doanh nghiệp thuộc họ Louis đã từng bổ nhiệm ông Đỗ Thành Nhân làm thành viên HĐQT ngày 8/2/2021 và đã miễn nhiệm ngày 10/6/2021.
Thời điểm cuối năm 2020, BII của Louis Land có thị giá rẻ hơn cả cốc trà đá chỉ 2.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, sau khi xuất hiện thông tin Louis thâu tóm, cổ phiếu BII tăng 16 lần từ giá 2.000 đồng đến tháng 9/2021 lên 32.000 đồng/cổ phiếu. Sau đó, BII cũng tạo đỉnh và quay đầu lao dốc không phanh với những phiên giảm sàn liên tiếp. Đóng phiên giao dịch ngày 20/4, ngày BII còn 7.500 đồng/cổ phiếu.
>>“Vén màn” bí ẩn Louis Holdings
BII có sụp đổ?
Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2021, doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ của BII ghi nhận 493 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 69 tỷ đồng của năm 2020, lợi nhuận gộp 4,7 tỷ đồng. Chi phí lãi vay tăng mạnh cùng với chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, thu nhập khác giảm dẫn đến lợi nhuận trước thuế giảm từ 49 tỷ đồng của năm 2020 còn 35 tỷ đồng năm 2021. Lợi nhuận sau thuế của BII cả năm 2021 là 32 tỷ đồng, giảm 34,4%. Dòng tiền kinh doanh âm 100 tỷ đồng trong khi năm trước đó dương 59 tỷ đồng.
Sau sự việc ông Đỗ Thành Nhân bị bắt vào ngày 20/4 vì liên quan đến thao túng giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, hàng loạt lãnh đạo các công ty thuộc nhóm Louis Holdings lần lượt từ nhiệm. Câu hỏi đặt ra là, liệu Louis Land có sụp đổ, khi khi thành viên HĐQT cuối cùng cũng rời ghế?
Theo phân tích của chuyên gia tài chính Phan Lê Thành Long, trong CGBA (chương trình theo chuẩn phân tích của các quỹ đầu tư lớn trên thế giới), phần phân tích chiến lược kinh doanh có 2 dạng thức chiến lược chính đó là: Tăng quy mô; Tăng hiệu quả để nhà đầu tư nhận diện được công ty có khả năng tăng trưởng và hiệu quả bền vững. Muốn đạt được điều đó, công ty cần có cấu trúc quản trị công ty đủ mạnh để biến chiến lược thành kết quả. Trong đó, vai trò của Chủ tịch và HĐQT là đặc biệt quan trọng. Xét trên pháp lý, họ đại diện cho tất cả các cổ đông. Nếu Chủ tịch còn ở đó, tập trung phát triển doanh nghiệp, chia sẻ với ĐHCĐ tình hình hoạt động của công ty thì công ty còn phát triển, cổ phiếu sẽ có cơ hội.
Như vậy để thấy rằng, trước những biến cố mà Louis Land cũng các công ty trong nhóm Louis Holdings đang trải qua, thì phần thiệt thòi sẽ nằm ở phía các cổ đông nhỏ lẻ, với nguy cơ trở thành công ty vô chủ, thậm chí có thể bị huỷ niêm yết đưa về sàn UPCOM.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Duy Phương, chuyên viên phân tích của CTCK VCSC cho rằng, cổ phiếu có thanh khoản hay không hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng hồi phục của doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp đã cạn về tài chính, khả năng hoạt động không hiệu quả thì đưa lên sàn UPCoM chẳng khác gì thêm “rác” vào sàn này.
Những cổ phiếu kém chất lượng bị đào thải là điều tất yếu nhưng ai là người chịu thiệt nhiều nhất khi cổ phiếu hủy niêm yết? Đó vẫn là các cổ đông và nhà đầu tư đại chúng. Bởi vì hầu hết cổ phiếu trước khi hủy niêm yết đều rơi vào tình trạng thị giá tụt dốc không phanh, mức giá thường dưới giá niêm yết rất nhiều, thanh khoản èo uột, nhiều cổ phiếu có khối lượng giao dịch bằng 0.
Hoặc ngược lại có nhiều trường hợp các cổ phiếu trước thời điểm hủy niêm yết còn xảy ra hiện tượng tăng giá vì có những thông tin đồn đoán về việc có nhà đầu tư mới sẽ tái cấu trúc, được công ty lớn thâu tóm....và khiến cho nhà đầu tư lao vào gom cổ phiếu như con thiêu thân để rồi sau đó phải “ôm hận”.
Có thể bạn quan tâm
Thao túng thị trường chứng khoán, lãnh đạo Louis Holdings bị khởi tố
07:54, 21/04/2022
Khởi tố lãnh đạo Công ty Trí Việt và Louis Holdings “Thao túng thị trường chứng khoán”
03:00, 21/04/2022
“Vén màn” bí ẩn Louis Holdings
04:30, 15/04/2022
Tiềm lực của Louis Holdings - nhóm cổ đông muốn đưa người vào HQC
05:00, 24/03/2022
"Sóng" từ nhiệm tại các doanh nghiệp có lãnh đạo dính án thao túng giá chứng khoán
05:30, 06/06/2022