Nhóm cổ phiếu phân bón hưởng lợi từ đâu?

DƯƠNG THUỲ 17/06/2022 11:02

Sau nhiều phiên rơi thẳng đứng, sự hồi phục của thị trường chứng khoán mới đây có đóng góp rất lớn của nhóm cổ phiếu phân bón. Nhóm cổ phiếu này đang có lợi thế gì?

Áp thuế suất 5%: Cơ hội nào cho nhóm cổ phiếu phân bón?

Cổ phiếu BFC-Phân bón Bình Điền tiếp tục là điểm sáng được giới đầu

Cổ phiếu BFC-Phân bón Bình Điền tiếp tục là điểm sáng được giới đầu tư chú ý nhờ kết quả kinh doanh vượt trội trong quí 1/2022

Cổ phiếu phân bón như DPM, BFC, DCM… tiếp tục tăng giá mạnh trong phiên giao dịch ngày 16/6. Điển hình như BFC (Phân bón Bình Điền) cán mốc 30.400 đồng/cp; DPM (Đạm Phú Mỹ) cán mốc 62.900 đồng/cp; DCM (Đạm Cà Mau) cán mốc 41.950 đồng/cp. Đây là nhóm cổ phiếu được giới đầu tư chú ý trong bối cảnh trồi sụt của thị trường.

Có thể nói, trong các nhóm ngành, cổ phiếu phân bón tiếp tục tăng khi hầu hết các doanh nghiệp nhóm này vừa có một quý đầu năm kinh doanh đầy khởi sắc. Nhờ hưởng lợi từ giá bán tăng cao và hoạt động xuất khẩu thuận lợi, DPM, DCM, BFC đều tăng trưởng bằng lần và báo lãi kỷ lục.

Theo Tổng cục Hải quan, lượng phân bón xuất khẩu của cả nước tính từ đầu năm 2022 đến hết 15/3 đạt 395.222 tấn (tăng mạnh 53,8% so với cùng kỳ), thu về gần 264,8 triệu USD. Trước đó trong năm 2021, xuất khẩu phân bón cả nước cũng đạt kỷ lục về lượng với hơn 1,35 triệu tấn (tăng 16,4% so với cùng kỳ), thu về 559,35 triệu USD (tăng 64,2% so với năm 2020).

Trước hết về cổ phiếu BFC, trong năm 2022, BFC đặt ra nhiều mục tiêu sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ đạt 602.750 tấn. Công ty duy trì và phát triển vững chắc các thị trường chiến lược, thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng và đa dạng hóa thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước đặc biệt là Campuchia và Lào cùng một số nước trong khu vực.

Với DPM và DCM, theo ước tính của SSI Research, trong 6 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận của DPM và DCM có thể đạt tăng trưởng ấn tượng nhờ mức giá Urê thấp trong 6 tháng đầu năm 2021 và giá xuất khẩu cao trong tháng 1/2022 (giá xuất khẩu được chốt ở mức cao trong tháng 12).

Đánh giá về nhóm cổ phiếu này, các chuyên gia cho rằng, nhóm ngành phân bón được hưởng lợi lớn từ thị trường phân bón thế giới với sự phụ thuộc rất lớn vào Nga vì nước này xuất khẩu phân bón hàng đầu. Khi cuộc chiến Nga - Ukraine xảy ra, theo báo cáo mới đây của Mirae Asset cho biết, nguồn dự trữ phân bón thế giới đang suy giảm có thể tạo áp lực tăng giá phân bón tiếp tục trong quý 2/2022. Áp lực nguồn cung phân bón trên thế giới tiếp tục gia tăng khi Nga chính thức ngừng xuất khẩu phân bón bên cạnh nhu cầu sản xuất lương thực cũng sẽ thúc đẩy nhu cầu phân bón.

Hiện ngành phân bón Việt Nam sẽ tăng trưởng 4,9% mỗi năm trong giai đoạn 2021-2026 với kỳ vọng đến từ dự án mới và nhập khẩu. Biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp trong ngành có thể tăng mạnh khi kỳ vọng tăng trưởng giá bán sẽ cao hơn tăng trưởng chi phí đầu vào.

Liên quan nhóm ngành phân bón, SSI Research cũng nhận định căng thẳng Nga-Ukraine có thể kéo dài tình trạng thiếu khí đốt tự nhiên ở Châu Âu và tạo cơ hội đầu tư ngắn hạn cho các cổ phiếu phân bón của Việt Nam vốn có thể hưởng lợi từ giá bán Urê cao hơn. Giá Urê sẽ giảm với tốc độ chậm hơn từ mức đỉnh vào tháng 12/2021 do nguồn cung Urê ở châu Âu dự kiến sẽ thiếu hụt và nguồn cung Urê ở Trung Quốc tăng chậm và các hạn chế xuất khẩu đang diễn ra.

Tuy nhiên, nhiều dự báo yếu tố được đánh giá có thể tác động đến diễn biến cổ phiếu phân bón đến từ thông tin Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

Đối với loại phân bón có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng dưới 51% giá thành sản phẩm sẽ có mức thuế xuất khẩu tăng từ 0% lên 5%. Đối với mặt hàng phân bón có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên có thuế xuất khẩu 5% như hiện hành.

Nếu quyết định áp thuế được thông qua, các doanh nghiệp phân bón có thể bị ảnh hưởng. Đơn cử như DCM khi doanh thu hoạt động xuất khẩu trong quý 1/2022 lên đến 2.195 tỷ đồng, gấp 5,5 lần cùng kỳ. Tương tự, DAP - Vinachem cũng ghi nhận doanh thu xuất khẩu cao gấp 2 lần cùng kỳ, đạt 559 tỷ đồng trong quý 1/2022; DPM cũng ghi nhận doanh thu 5.829 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ…Đây là những cổ phiếu đầu tầu, nhà đầu tư cân nhắc nắm giữ cho mục tiêu 6 tháng cuối năm 2022 khi ngành này tiếp tục hưởng lợi nhờ dầu cao.

Có thể bạn quan tâm

  • Giữa mùa chứng khoán biến động, PAT có gì để chào sàn giá 120.000đ/cổ phiếu?

    Giữa mùa chứng khoán biến động, PAT có gì để chào sàn giá 120.000đ/cổ phiếu?

    05:00, 15/06/2022

  • TTF nói gì về việc “bán chui” 12,6 triệu cổ phiếu quỹ?

    TTF nói gì về việc “bán chui” 12,6 triệu cổ phiếu quỹ?

    05:00, 14/06/2022

  • Không còn Hội đồng quản trị, cổ phiếu BII có sụp đổ?

    Không còn Hội đồng quản trị, cổ phiếu BII có sụp đổ?

    04:50, 12/06/2022

DƯƠNG THUỲ