Đầu tư vào nhóm cổ phiếu nào trong môi trường lạm phát?
Trong môi trường lạm phát vừa phải, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn là kênh hỗ trợ đầu tư khi GDP dự báo tiếp tục tăng trưởng.
Chiến lược đầu tư tháng 6: Nên nắm giữ nhóm cổ phiếu nào?
Đầu tư cổ phiếu để phòng tránh lạm phát
Trong suốt chiều dài lịch sử thế giới, cổ phiếu vẫn được các chuyên giá đánh giá là kênh đầu tư để phòng tránh lạm phát. Theo cuộc khảo sát của JP Morgan, cổ phiếu là nhóm chống lạm phát hiệu quả thứ hai, sau nhóm hàng hóa. Nhiều tổ chức nghiên cứu lớn khác cũng có các kết quả tương tự.
Bloomberg thống kê Vàng không phải là kênh đầu tư hấp dẫn trong môi trường lạm phát khi tỷ suất sinh lời của kênh tài sản này thấp hơn nhiều so với chỉ số S&P500 và giá cả hàng hóa cơ bản như Dầu, Kim loại, mặt hàng nông sản.
Tại Việt Nam thì đầu tư vào nhóm cổ phiếu liệu trong môi trường lạm phát liệu còn hiệu quả?
Thống kê của Công ty Chứng khoán Agriseco chỉ ra rằng, lạm phát dưới 10% chứng khoán vẫn là kênh đầu tư phù hợp. Lạm phát xảy ra trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang trong đà tăng trưởng thường vẫn là tín hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán, ngược lại khi kinh tế rơi vào suy thoái. Các kênh đầu tư như Bitcoin và các tiền điện tử mang tính chất đầu cơ và chưa có khung pháp lý hoàn thiện, trong khi mặt bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng vẫn đang ở mức thấp. Điểm qua các các nhóm cổ phiếu nhà đầu tư cân nhắc trong môi trường lạm phát.
Nhóm cổ phiếu Phòng thủ: Các nhóm cổ phiếu trên thường mang lại kết quả kinh doanh ổn định, dòng tiền đều đặn, định giá không quá cao sẽ là các công cụ phòng chống rủi ro phù hợp do không chịu ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế bao gồm: Tiện ích; Tiêu dùng thiết yếu; Sức khỏe.
Nhóm hưởng lợi từ giá cả hàng hóa tăng: Khi lạm phát tăng cao nhóm hàng hóa thường được hưởng lợi Giá nhiên liệu, năng lượng (dầu thô, khó đốt); Giá kim loại; Giá nông sản.
Nhóm cổ phiếu đầu ngành với chuỗi giá trị khép kín: Thông thường trong chu kỳ tăng giá lạm phát, giá đầu vào và đầu ra đều có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên các doanh nghiệp đầu ngành với chuỗi giá trị khép kín sẽ có lợi thế đàm phán tối thiểu hóa chi phí đầu vào và truyền tải tăng giá đầu ra với khách hàng. Qua đó, các doanh nghiệp này có lợi thế rất lớn so với các doanh nghiệp nhỏ và sẽ có khả năng chiếm lĩnh thêm thị phần sau mỗi chu kỳ kinh tế
Nhóm Dầu khí: Giá dầu Brent đã liên tục tăng mạnh hơn 50% và giá khí tại khu vực châu Âu cũng đã tăng hơn 90% từ đầu năm đến nay. Nguyên nhân xuất phát chủ yếu lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung năng lượng tại châu Âu và thế giới khi Nga là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 2 toàn cầu và cung cấp tới 40% lượng khí đốt cho châu Âu. Agriseco Research cho rằng diễn biến giá dầu, khí trong thời gian tới sẽ phụ thuộc lớn vào mức độ tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine và các biện pháp cấm nhập khẩu dầu của EU…
Nhóm cổ phiếu nào sinh lời?
Thống kê của Agriseco đã chỉ ra trong giai đoạn lạm phát cao, tại Việt Nam các nhóm ngành hoạt động kinh doanh khởi sắc trong lạm phát: Nhóm Tài chính: Bảo hiểm - Nhóm Phi tài chính: Dược phẩm & Y tế, Hàng hóa và dịch vụ công nghiệp, Hàng cá nhân và Gia dụng (Thuốc lá, Sản xuất thực phẩm), Hóa chất, Tài nguyên cơ bản (Khai khoáng, Kim loại), Điện, nước, xăng dầu (Sản xuất & phân phối điện), Công nghệ thông tin (Thiết bị & phần cứng), Vận tải, Xây dựng & VLXD.
Trong môi trường lạm phát vừa phải, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn là kênh hỗ trợ đầu tư trong khi GDP dự báo tiếp tục tăng trưởng. Agriseco Research đánh giá một số nhóm ngành nhà đầu tư có thể quan tâm trong thời kỳ lạm phát nhờ kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt trong năm nay và các năm tới và hưởng lợi khi lạm phát xảy ra.
Khi lạm phát leo thang thì giá hàng hóa thường tăng mạnh, đặc biệt là nhóm năng lượng (dầu thô, khí đốt). Theo nhiều nghiên cứu của các tổ chức kinh tế lớn, giá cả hàng hóa và lạm phát có mối quan hệ tương quan thuận chiều với nhau. Việc đầu tư vào nhóm doanh nghiệp đang sản xuât, kinh doanh các mặt hàng kỳ vọng tăng giá trong môi trường lạm phát là hợp lý khi việc đầu tư vào chỉ số giá hàng hóa chưa phù hợp. Bên cạnh đó, khi giá nguyên vật liệu tăng cao, các doanh nghiệp có chuỗi sản xuất, kinh doanh khép kín sẽ được hưởng lợi từ việc tăng giá bán đầu...
5 nhóm cổ phiếu triển vọng trong quý 2/2022
Nhóm tự chủ được nguồn đầu vào, hưởng lợi từ giá bán đầu ra: Trong thời kỳ lạm phát, khi giá cả nguyên vật liệu tăng cao, các doanh nghiệp tự chủ được đầu vào sẽ giúp biên lợi nhuận được cải thiện. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể kiểm soát giá bán đầu ra sẽ càng được hưởng lợi khi công suất vẫn không thay đổi nhưng giá tăng sẽ có thể tác động khiến kết quả kinh doanh khả quan hơn.
Do đó, Agriseco tin rằng nhóm các doanh nghiệp trên sẽ là nhóm được hưởng lợi lớn về mặt doanh thu cũng như cải thiện về chi phí. Các nhóm doanh nghiệp tự sản xuất và cung ứng các mặt hàng được hưởng lợi từ các sự kiện địa chính trị sẽ là các nhóm đáng lưu ý. Các nhóm doanh nghiệp này khi đã hoàn thiện được chuỗi giá trị sẽ ít chịu tác động bởi lạm phát. Đây là nhóm có thể đầu tư trong trung và dài hạn.
Vì vậy nhà đầu tư đã giải ngân cổ phiếu theo dự báo các nhóm trên tiếp tục nắm giữ và theo dõi sát diễn biến nền kinh tế Việt Nam và thế giới để đưa ra những hành động và chiến lược đầu tư phù hợp.
Có thể bạn quan tâm