Cổ phiếu ngân hàng nhóm Big 3 tiếp tục giữ lửa thị trường
Dù kinh tế vĩ mô vẫn còn những thách thức trước biến động toàn cầu, nhưng kỳ vọng ngành ngân hàng với nhóm dẫn đầu vẫn rất tích cực. Đặc biệt Big 3 hiện vẫn đang giữ nhịp cho thị trường chứng khoán.
BIDV công bố BCTC quý II/2022: Duy trì hoạt động ổn định, an toàn và tăng trưởng
Sở Giao dịch Chứng khoán HOSE vừa công bố về ước tính lợi nhuận trước thuế Quý 2/2022 của các doanh nghiệp niêm yết. Kết quả cho thấy nhóm ngân hàng vẫn đạt mức lợi nhuận hấp dẫn. Đặc biệt, nhóm Big 3 gồm những cái tên như VietinBank, Vietcombank, BIDV đang dẫn đầu các ngân hàng niêm yết.
Phiên giao dịch ngày 3/8, cổ phiếu CTG - Ngân hàng TMCP VietinBank cán mốc 29.000 đồng/cp. Đây là giá cao nhất của CTG trong vòng 6 tháng qua. Điểm nhấn của CTG là được khối ngoại liên tục mua vào tính từ đầu năm tới hàng chục triệu đơn vị cổ phiếu.
CTG vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 với mức tăng trưởng lợi nhuận lên tới 107%, do tín dụng bật tăng mạnh và do so sánh với nền thấp năm 2021. Riêng trong quý II/2022, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 11.972 tỷ đồng, tăng10%; Lãi thuần từ dịch vụ đạt 1.560 tỷ đồng, tăng 15%; Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 813 tỷ đồng, tăng 57,5%; Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư đạt 238 tỷ đồng, tăng gần 11 lần… Lãi từ hoạt động khác đạt đạt 1.111 tỷ đồng.
Trong khi kết quả kinh doanh tăng trưởng thì chi phí hoạt động lại được CTG kiểm soát tốt, chỉ tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, trong quý, chi phí dự phòng rủi ro của ngân hàng giảm 17,2% còn 5.883 tỷ đồng. Chính vì vậy, trong kỳ, ngân hàng ghi nhận 5.785 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái (tăng 107%). Trước đó, trong quý 2/2021, lợi nhuận CTG giảm mạnh do ngân hàng tăng gấp 3 chi phí trích lập dự phòng rủi ro.
Lũy kế 6 tháng đầu năm nay, thu nhập lãi thuần của CTG đạt 22.118 tỷ đồng, tăng 2,8%; Lãi thuần từ dịch vụ đạt 2.838 tỷ đồng, 6,9%; Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 1.597 tỷ đồng, tăng gần 87%; Lãi thuần từ hoạt động khác đạt gần 3.000 tỷ đồng, tăng hơn 90% so với cùng kỳ. Do quý I/2022 CTG đẩy mạnh trích lập dự phòng nên tổng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 6 tháng là 10.309 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Chính vì vậy, lợi nhuận trước thuế 6 tháng mà ngân hàng đạt được là 11.607 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Với lợi nhuận này, CTG đang xếp sau VCB, VPB, TCB và một số ngân hàng khác.
Với VCB, lợi nhuận trước thuế trong quý 2 ở mức 7 nghìn - 7,3 nghìn tỷ đồng (tăng 50% so với cùng kỳ). Kết quả này được thúc đẩy bởi tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ (tăng 13-14% so với đầu năm), hệ số LDR tăng lên (tăng trưởng huy động chỉ ở mức 3-4% so với đầu năm), và áp lực trích lập dự phòng thấp.
Động lực tăng trưởng tín dụng tương đối cân bằng giữa tất cả các phân khúc khách hàng. Tổng dư nợ đạt 1,1 triệu tỷ đồng vào cuối tháng 6, tăng 14,4% so với đầu năm - mức tăng trưởng cao nhất của quý 2 trong vòng 10 năm qua. Mức tăng trưởng này đến từ tất cả các phân khúc khách hàng: cá nhân (tăng 15,6% so với đầu năm), DNVVN (tăng 12% so với cùng kỳ) và các tập đoàn, tổng công ty lớn (tăng 12,7% so với cùng kỳ). Cho vay mua nhà vẫn là thành phần lớn nhất trong tổng dư nợ khách hàng cá nhân.
Cuối Quý 2/2022, dư nợ cho vay mua nhà chiếm 26% tổng dư nợ tại VCB. VCB chủ yếu cho vay những khách hàng có nhu cầu mua nhà đất. Đối với các dự án chung cư, ngân hàng liên kết với KDH (Akari), NLG (Verosa Park), Phú Mỹ Hưng, Sunshine, VHM (Grand Park), v.v. Những dự án đã mở bán có tỷ lệ hấp thụ tốt và tỷ lệ LTV (tỷ lệ vay bằng thế chấp) trung bình ở mức 50% - 60%. Do đó, chúng tôi không có bất kỳ quan ngại nào đối với hoạt động cho vay bất động sản của VCB.
Tính đến hết Quý II/2022, BIDV đạt được kết quả kinh doanh tích cực, thể hiện trên nhiều bình diện. Tổng tài sản hợp nhất cuối Quý II của BIDV đạt trên 1,98 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 12,4% so với đầu năm. Huy động vốn của ngân hàng đều đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống. Đến 30/06/2022, tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá đạt trên 1,54 triệu tỷ đồng, tăng 2,5% so với đầu năm. Huy động vốn tăng trưởng đồng thời ở cả phân khúc bán lẻ và bán buôn.
Dư địa nào cho cổ phiếu ngân hàng những tháng cuối năm?
Trong hoạt động tín dụng, cho vay khách hàng đạt trên 1,48 triệu tỷ đồng, tăng 9,5% so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng cao hơn so với mức thực hiện cùng kỳ các năm trước; trong đó, dư nợ tín dụng tăng trưởng tốt ở các phân khúc khách hàng FDI (32,7%), khách hàng bán lẻ (15,8%) và khách hàng doanh nghiệp SME (8,3%). Cổ phiếu BID cũng đóng cửa ở mức cao nhất 39.300 đồng/cp trong vòng 6 tháng qua...
Báo cáo nhận định về nhóm ngân hàng niêm yết nhất là Big 3, Công ty Chứng khoán VBCS cho rằng, nhu cầu tín dụng duy trì tích cực, tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt 14 – 16% năm 2022, được hỗ trợ bởi nền kinh tế hồi phục sau dịch bệnh, và gói hỗ trợ lãi suất 2% tương ứng với dư nợ khoảng 2 triệu tỷ đồng phân bổ trong 2022 và 2023. NIM có thể đi ngang hoặc điều chỉnh giảm nhẹ trong 2022 do lãi suất huy động chịu áp lực tăng và CASA tăng chậm lại.
Nợ xấu và nợ tái cơ cấu cải thiện nhờ sự phục hồi của nền kinh tế. Tuy nhiên, áp lực dự phòng được giảm thiểu khi các ngân hàng đã tăng cường bộ đệm dự phòng đối với các khoản nợ tái cơ cấu lên cao hơn mức quy định 30% trong bối cảnh nguồn thu nhập dồi dào.
VCBS duy trì dự báo tích cực đối với lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng trong năm 2022 nhất là nhóm ngân hàng niêm yết Big 3. Tuy nhiên mức độ tích cực sẽ giảm dần trong 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023, đặc biệt trong năm 2023 cổ phiếu ngành này nhất là Big 3 sẽ có sự phân hóa rõ rệt về triển vọng lợi nhuận giữa các nhóm ngân hàng.
Có thể bạn quan tâm
Techcombank được vinh danh là “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất 2022”
05:00, 03/08/2022
BIDV nhận giải thưởng “Ngân hàng lưu ký giám sát tốt nhất Việt Nam 2022”
04:15, 03/08/2022
Lãi suất liên ngân hàng liên tục thay đổi
05:30, 01/08/2022
Những ngân hàng được “chọn mặt gửi vàng” nới hạn mức tín dụng
05:00, 01/08/2022