Tháng 8/2022: Nhóm ngành nào sẽ tiếp đà tăng theo VN-Index?
Chỉ số VN-Index đảo chiều phục hồi sau khi đóng cửa mức thấp nhất là 1.149,6 điểm trong phiên ngày 6/7, và chốt ở mức 1254 điểm trong phiên giao dịch đầu tháng 8/2022.
Chọn cổ phiếu tốt cho tầm nhìn dài hơi
Chỉ số Vn-Index sẽ cán mốc bao nhiêu trong tháng 8/2022?
Theo đó, tâm lý thị trường được cải thiện nhờ sự phục hồi của thị trường chứng khoán Mỹ và mức tăng ấn tượng của GDP Việt Nam trong Quý 2/2022. Đáng chú ý, các nhà đầu tư nước ngoài chuyển vị thế từ mua ròng sang bán ròng, với giá trị bán ròng đạt 2.138 tỷ đồng trong tháng 7/2022
Kết quả giao dịch toàn thị trường giảm tốc trong Quý 2/2022. Tính đến ngày 29/07/2022, 778 công ty niêm yết, chiếm 45,1% tổng số cổ phiếu niêm yết và 55,9% giá trị vốn hóa thị trường, đã công bố kết qủa kinh doanh Quý 2/2022. Theo đó, tổng doanh thu và lợi nhuận của các công ty niêm yết đã có báo cáo tăng trưởng dương lần lượt 9,4% và 16,9% trong Quý 2/20222. Trong 6 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận ròng của các công ty niêm yết trên ba sàn tăng 26,0% (tăng trưởng lợi nhuận ròng 6 tháng 2022 được tính trên các công ty đã công bố kết quả kinh doanh Quý 2/20222).
Báo cáo của VNDirect cho rằng, vào thời điểm hiện tại, tình hình đã có sự cải thiện, trong đó kỳ vọng của thị trường về việc Fed tăng lãi suất đã qua đỉnh điểm. Mặc dù bối cảnh quốc tế vẫn còn nhiều bất ổn, VNDirect nhận thấy triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới khi những yếu hỗ trợ dần xuất hiện, bao gồm lạm phát toàn cầu có khả năng hạ nhiệt; Fed giảm thắt chặt chính sách tiền tệ; NHNN cấp thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các NHTM và Nghị định 153/CP về trái phiếu doanh nghiệp được ban hành theo hướng nới lỏng một số quy định so với các dự thảo trước đó.
VNDirect kỳ vọng VN-Index sẽ dao động trong vùng1.180-1.260 điểm trong tháng 8/2022. Thanh khoản thị trường sẽ vẫn ở mức thấp, do vậy, nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu vừa phải và hạn chế sử dụng đòn bẩy (margin) vào lúc này để giảm thiểu rủi ro.Rủi ro điều chỉnh đối với thị trường bao gồm: Lạm phát cao hơn dự kiến do giá lương thực tăng cao và đồng USD tiếp tục mạnh lên, gây thêm áp lực lên tỷ giá hối đoái, lãi suất và đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam.
Báo cáo nhận định của SSI Research cho rằng nhà đầu tư đã phần nào trút bỏ được gánh nặng tâm lý sau 2 dữ liệu vĩ mô quan trọng của Mỹ là Fed tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm và GDP quý II giảm 0,9%, phù hợp với dự đoán thị trường. Theo đó, nhà đầu tư có góc nhìn tích cực khi thị trường dần chuyển sang tăng trưởng lợi nhuận trong qúy II cũng như triển vọng 6 tháng cuối năm.
86 doanh nghiệp trong phạm vi phân tích, ước tính tăng trưởng lợi nhuận bình quân sẽ đạt 19,6% cho năm 2022 và 14,8% cho năm 2023. Như vậy, P/E của thị trường đang được định giá là 11 lần cho năm 2022 và 9,7 lần cho năm 2023.
Như vậy, ngành ngân hàng được dự báo vẫn tiếp tục có những kết quả khả quan trong ngắn hạn, do rủi ro từ bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp chưa thực sự lộ diện rõ nét. Dự báo tăng trưởng lợi nhuận 6 tháng cuối năm 2022 của các ngân hàng trong phạm vi 40% và đây là những yếu tố giúp nâng đỡ thị trường trong tháng 8 và những tháng còn lại của năm sau khi nhóm này đã có thời gian điều chỉnh dài nhất trong các nhóm ngành.
Dưới một góc nhìn khác, trong báo cáo của Công ty Chứng khoán Rồng Việt cho thấy, trong tháng 8, VDSC dự báo VN-Index sẽ biến động trong vùng 1.200-1.300 điểm. "Nhà đầu tư có thể giải ngân trở lại một phần danh mục cho chiến lược ngắn hạn và vẫn ưu tiên giữ một lượng tiền mặt dành cho chiến lược đầu tư dài hạn khi các thông tin hỗ trợ các nhóm ngành dần rõ ràng hơn"...
Đồng thời, trong giai đoạn này, các chuyên gia Rồng Việt cũng lưu ý nhà đầu tư vẫn nên theo dõi diễn biến giá dầu. Trong kịch bản tiêu cực, nếu giá dầu quay trở lại mức trên 130 USD/thùng, điều này sẽ tác động trở lại đến số liệu lạm phát trong các tháng tiếp theo và các kịch bản về việc giảm đà tăng lãi suất của Fed. Do đó chỉ số VN-Index cũng sẽ có thể diễn biến kém lạc quan hơn so với mức kỳ vọng.
Nhìn xa hơn triển vọng kinh doanh các ngành trong quý 3, các chuyên viên phân tích VDSC nhận định có 6/20 ngành vẫn giữ được tăng trưởng tích cực hoạt động kinh doanh, bao gồm: Bán lẻ, Ngân hàng, Du lịch giải trí, Điện, Công nghệ thông tin, Ô tô và Dầu khí. Trong đó, các ngành Du lịch, Ô tô & Thực phẩm kỳ vọng sẽ mang lại sắc xanh cho thị trường nhờ sự phục hồi hoạt động kinh doanh, trong khi giá vẫn đang ở vùng chiết khấu. Ngược lại, các ngành Bảo hiểm, Vật liệu Xây dựng và Hóa chất được dự báo sẽ có kết qủa kinh doanh giảm trong báo cáo tài chính quý 3/2022...
Có thể bạn quan tâm