Khối ngoại gom ròng cổ phiếu HDB

DƯƠNG THUỲ 18/08/2022 05:07

Cổ phiếu HDB của Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh tiếp tục là tâm điểm của thị trường khi khối ngoại mua ròng 12 phiên liên tiếp.

Cổ phiếu ngân hàng nhóm Big 3 tiếp tục giữ lửa thị trường

Có thể nói, cùng với nhà đầu tư trong nước, lực cầu lớn đến từ khối ngoại là yếu tố hỗ trợ đà tăng của HDB. Kết phiên giao dịch ngày 17/8, khối ngoại đã chi gần 100 tỷ đồng mua ròng gần 3,177 triệu cổ phiếu HDB; qua đó đưa HDB trở thành mã ngân hàng được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng nhiều nhất phiên 17/8 và nhiều nhất trong nhóm VN30.

Như vậy, HDB là tâm điểm mua gom của khối ngoại thời gian qua. Lũy kế từ đầu tháng 8 đến nay, khối ngoại đã gom thêm gần 9,4 triệu cổ phiếu HDB thông qua 12 phiên mua ròng liên tiếp.

Khối ngoại mua ròng cổ phiếu HDB 12 phiên liên tiếp

Khối ngoại mua ròng cổ phiếu HDB 12 phiên liên tiếp

Sau nhịp mua ròng mạnh thời gian qua, khối ngoại đã nâng tỷ lệ sở hữu tại HDB lên gần 17,4%, tương đương 352,5 triệu cổ phiếu và tiến gần đến mức tối đa được phép là 18%. Lực mua này giúp cổ phiếu HDB tăng giá có 8/11 phiên với tổng tỷ suất sinh lời gần 10%.

HDB công bố kết quá kinh doanh với lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 5,3 nghìn tỷ đồng, bằng 54%. Tăng trưởng được thúc đẩy bởi kết quả mạnh mẽ ở cả thu nhập lãi thuần (tăng 31% so với cùng kỳ) và thu nhập hoạt động dịch vụ (tăng 54% so với cùng kỳ). Các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán tăng trưởng nhanh chóng với tăng trưởng tín dụng đạt 14,8% so với đầu năm đồng thời vẫn được duy trì chất lượng tín dụng hợp lý.

Về số liệu hợp nhất, tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu và nợ tái cơ cấu đều giảm (lần lượt xuống 3,61%, 1,33% và 0,05%), trong khi tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu tăng lên 93%. Cổ phiếu HDB đang giao dịch ở mức P/B và P/E dự phóng lần lượt là 1,35 lần và 6,7 lần, với ROE là 22,5%. Những con số này thấp hơn một chút so với mức trung bình của ngành tương ứng là 1,38x và 8,07x.

Nguồn SSI

Nguồn SSI

Bên cạnh HDB, khối ngoại cũng mua ròng mạnh tại một số cổ phiếu ngân hàng khác như SHB, CTG và BID …Trong báo cáo ngành mới phát hành, SSI Research cho biết các cổ phiếu ngân hàng đã giảm mạnh so với đầu năm. Theo đó, định giá của các ngân hàng thuộc phạm vi phân tích của nhóm đã giảm xuống dưới mức trung bình 5 năm. Một số ngân hàng thậm chí đã có chỉ số P/B thấp hơn một độ lệch chuẩn so với mức trung bình 5 năm.

HDBank chuẩn bị chia cổ tức tỷ lệ 25%, ước lợi nhuận 6 tháng vượt kế hoạch

Với sự điều chỉnh này phản ánh cả môi trường lãi suất dần tăng lên cũng như một phần lo ngại liên quan đến rủi ro nợ xấu. Ngoài ra, rủi ro tín dụng liên quan đến lĩnh vực bất động sản có thể xuất hiện từ năm 2023.

Với nhịp sụt giảm trên, SSI Research dự báo khả năng xảy ra một đợt điều chỉnh mạnh đối với cổ phiếu ngân hàng trong nửa cuối năm 2022 là không quá lớn, đặc biệt là NHNN có thể cân nhắc nới hạn mức tăng trưởng tín dụng (khi điều kiện thị trường thuận lợi) và lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng vẫn tăng trưởng tốt trong nửa cuối năm 2022 (đặc biệt là quý 3/2022). Đây có thể là những động lực tích cực cho ngành ngân hàng nói chung và cổ phiếu ngân hàng trong những tháng cuối năm.

Có thể bạn quan tâm

  • Lợi nhuận HDBank 6 tháng đầu năm vượt 5.300 tỷ đồng, nợ xấu riêng lẻ chỉ 0,93%

    Lợi nhuận HDBank 6 tháng đầu năm vượt 5.300 tỷ đồng, nợ xấu riêng lẻ chỉ 0,93%

    19:06, 29/07/2022

  • HDBank và Unilever Việt Nam hợp tác,p/nâng cao lợi ích cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh

    HDBank và Unilever Việt Nam hợp tác, nâng cao lợi ích cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh

    17:30, 22/07/2022

DƯƠNG THUỲ