Cổ phiếu ngành dược phẩm "sau cơn mưa" trời lại sáng
Thời gian qua, vụ án Việt Á đã ảnh hưởng tiêu cực đến ngành dược phẩm, đặc biệt là hoạt động đấu thầu kênh ETC. Dự báo trong năm 2023, nhóm cổ phiếu ngành Dược sẽ hưởng lợi...
>>Dư địa phát triển ngành dược ở Việt Nam rất lớn
“Cơn mưa rào” hạ nhiệt trên kênh đấu thầu ETC
Theo báo cáo 11 tháng năm 2022, tổng giá trị trúng thầu ngành qua kênh ETC giảm 40 nghìn tỷ đồng (-16% ), trong đó thuốc nội địa và thuốc ngoại lần lượt giảm còn 12 nghìn tỷ đồng (-28% ) và 28 nghìn tỷ đồng (-9% ). Những tháng cuối năm, các gói đấu thầu bổ sung thêm như “cơn mưa rào” hạ nhiệt tình trạng thiếu thuốc trên kênh ETC.
Không để tình trạng thiếu thuốc kéo dài, các gói thầu bổ sung cho năm 2022 – 2024, dự báo đạt giá trị 22 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, nhiều bệnh viện vẫn đang mời thầu để đảm bảo cung ứng cho 2023 – 2024 đạt giá trị 5.600 tỷ đồng, trong đó có 4.800 tỷ đồng thuốc generic. Theo Dự báo của Fitch Solutions, doanh thu kênh ETC sẽ đạt 5,46 tỷ USD (+7%) cho năm 2023 và 6,81 tỷ USD (7,7% ) cho năm 2026. Như vậy, tốc độ tăng trưởng kép 5 năm đạt 8% dựa trên cơ sở về việc mở rộng độ bao phủ của BHYT toàn dân và tốc độ tăng trưởng nhanh của thuốc biệt dược gốc, thuốc generics đã được các cơ quan quản lý cấp giấy phép sản xuất…
Có thể nói, sự phục hồi của kênh ETC sẽ khiến kênh OTC giảm tốc. Dự báo tốc độ tăng trưởng doanh thu kênh OTC chậm lại do đã qua giai đoạn dịch bệnh COVID - 19 làm nhu cầu thuốc OTC tăng đột biến. Chính phủ cũng đang tích cực khơi thông kênh ETC.
Bên cạnh đó là sự phát triển nhanh chóng của hệ thống bán lẻ dược phẩm. Trong giai đoạn năm 2022, các nhà thuốc như Long Châu, An Khang và Pharmacity mở mới 982 cửa hàng. Tuy nhiên sau đó, chỉ có Long Châu là giữ được tốc độ mở mới với 281 cửa hàng trong khi Pharmacity và An Khang đóng cửa lần lượt 77 và 14 cửa hàng không hiệu quả. Mặc dù vậy, tổng số lượng cửa hàng của 03 chuỗi bán lẻ này vẫn tăng 1.172 cửa hàng so với cuối năm 2021. Cùng với đó là số lượng khoảng 56.000 nhà thuốc truyền thống đảm bảo kênh phân phối… Từ sự tăng trưởng trên, cho thấy cơ hội cho nhóm cổ phiếu ngành dược sau thời gian gián đoạn kênh đấu thầu tiếp tục được hưởng lợi.
Cổ phiếu nào sẽ hưởng lợi?
Cổ phiếu DBD -Công ty Cổ phần DượcTrang Thiết bị Y Tế Bình Định: Kỳ vọng nhà máy thuốc ung thư Nhơn Hội đạt tiêu chuẩn EU – GMP sẽ tạo bước nhảy vọt trong kết quả kinh doanh của kênh ETC kể từ năm 2025 . Qua đó, DBD sẽ trở thành công ty sản xuất thuốc ung thư nội địa đầu tiên được đấu thầu thuốc nhóm 1&2 trên kênh ETC.
Dự phóng doanh thu kênh ETC đạt 721 tỷ đồng (+16%) vào năm 2022 và tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2023 đạt 890 tỷ đồng (+23%). Hiện nay, tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tại DBD khá thấp chỉ với 7,49%. Điều nay có thể trở thành chất xúc tác cho khả năng tăng giá cổ phiếu trong tương lai. Khuyến nghị, nhà đầu tư dài hạn có thể mua mới DBD quanh vùng 37-38.000 đồng/cp, cắt lỗ khi cổ phiếu này thủng vùng 35.000đ.
Cổ phiếu IMP- Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm: Dự báo IMP trở thành công ty đầu tiên đấu thầu thuốc kháng sinh Nonbetalactam tại nhóm 1&2 kênh ETC. Nhà máy IMP 4 đã đăng ký 22 sản phẩm thuốc kháng sinh Nonbetalactam dạng bột tiêm đông khô, đã chính thức được Bộ Y tế công bố đạt tiêu chuẩn EU – GMP. Do đó, IMP sẽ trở thành công ty nội địa đầu tiên tham gia đấu thầu cạnh tranh với các công ty sản xuất nước ngoài tại các gói thầu thuốc kháng sinh Non-Betalactam nhóm 1&2. Tuy nhiên, đóng góp vào doanh thu chung sẽ chưa thực sự đáng kể. Ước tính tổng quy mô gói thầu nhóm 1&2 của các hoạt chất mà IMP4 dự kiến sản xuất đạt giá trị khoảng 250 tỷ đồng.
Uớc tính doanh thu thuần của IPM cho năm 2022-2023 lần lượt đạt 1.546 tỷ đồng (+22% ) và 1.675 tỷ đồng (+5% ). Trong đó, doanh thu kênh ETC năm 2022-2023 đạt 518 tỷ đồng (+19% ) và 653 tỷ đồng (+26% ) nhờ nhu cầu sử dụng thuốc bệnh viện hồi phục. Doanh thu kênh OTC cho năm 2022 đạt 929 tỷ đồng (+29%) và đi ngang trong năm 2023, đạt 937 tỷ đồng. Khuyến nghị cho nhà đầu tư dài hạn có thể mở mua mới quanh vùng giá 58-60.000 đồng/cp, cắt lỗ khi cổ phiếu thủng vùng 58.000đ.
Cổ phiếu TNH-Công ty Cổ phần Bệnh viện Quốc Tế Thái Nguyên: 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của TNH đạt 338 tỷ đồng (+10%) và 98 tỷ đồng (-10% ). Doanh tăng trưởng giảm tốc so với năm 2021 do hai bệnh viện mới của TNH (bệnh viện đa khoa quốc tế TNH Thái Nguyên GĐ 2 và bệnh viện đa khoa Yên Bình Thái Nguyên đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, việc công ty tuyển dụng lại nhân sự (đã cắt giảm trước đó do dịch bệnh COVID-19) vào Q1/2022 dẫn đến chi phí giá vốn tăng cao và lợi nhuận giảm sút tương ứng.
TNH hoạt động theo mô hình bệnh viện - khách sạn với cơ sở vật chất hiện đại, TNH đã chính thức khởi công xây dựng Bệnh viện đa khoa TNH Việt Yên với tổng vốn đầu tư 620 tỷ đồng, quy mô thiết kế 300 giường bệnh, dự kiến bắt đầu hoạt động vào Quý 4/2023. TNH kỳ vọng số lượt khám ngoại trú khoảng 180.000 lượt khám/năm và 9.000 bệnh nhân nội trú/năm, tương ứng mức doanh thu tối đa khoảng 200 tỷ đồng mỗi năm. Rủi ro, TNH có nhiều giao dịch mua dịch vụ từ các công ty liên quan tới ban lãnh đạo, tiềm ẩn rủi ro quản trị doanh nghiệp. Do vậy, nhà đầu tư cân nhắc khi mua TNH quanh vùng gía 32-34.000 đồng/cp, cắt lỗ khi cổ phiếu này thủng vùng 32.000đ.
Có thể bạn quan tâm