“Soi” cổ phiếu công nghệ
Trong khi nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất động sản, đầu tư công tiếp tục nổi sóng hút dòng tiền mạnh, thì nhóm cổ phiếu công nghệ vẫn kém sôi động.
Tài chính xanh và công nghệ blockchain đưa phát thải ròng về 0
Tuy nhiên, không phải cổ phiếu công nghệ nào cũng thiếu hấp dẫn. Các nhà đầu tư cần xem xét lựa chọn cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng.
Xu hướng của ngành công nghệ thông tin
Trong những năm gần đây, ngành công nghệ thông tin (CNTT) ở Việt Nam đã có những bước tiến lớn. Năm 2022-2023, doanh thu của ngành tăng khoảng hơn 400 lần so với những năm đầu 2000.
Ngành CNTT đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm và được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh bởi làn sóng chuyển đổi số tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Với tốc độ rất nhanh, đầu tư công nghệ được coi như một nhu cầu tất yếu, giúp cải thiện hiệu quả hoạt động vận hành và giảm thiểu chi phí sản xuất trên mọi lĩnh vực.
Chỉ trong một thời gian ngắn, Việt Nam đã nhanh chóng trở thành quốc gia mạnh về CNTT. Không những vậy, Việt Nam còn đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Xu hướng ngành CNTT trong tương lai chính là tự động hóa. Đây là một trong những xu hướng phát triển nóng trong những năm gần đây, giúp tự động thu thập thông tin từ nhà cung cấp, khách hàng và các dữ liệu khác. Trong đó, đáng chú ý một số xu hướng công nghệ:
Thứ nhất là blockchain cho phép việc truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp. Blockchain được thiết kế để chống lại việc gian lận, thay đổi của dữ liệu.
Thứ hai, trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những ngành trọng yếu của CNTT, ứng dụng các hệ thống học máy để mô phỏng lại trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính.
Thứ ba, internet vạn vật (IoT) lan tỏa lợi ích của mạng internet tới mọi đồ vật được kết nối, chứ không chỉ dừng lại ở phạm vi một chiếc máy tính. Khi một đồ vật được kết nối với internet, nó sẽ trở nên thông minh hơn nhờ khả năng gửi và/hoặc nhận thông tin và tự động hoạt động dựa trên các thông tin đó.
Triển vọng cổ phiếu công nghệ
Chuyển đổi số là thời cơ cho Việt Nam đột phá trở thành một quốc gia phát triển. Tuy nhiên, để chuyển đổi số nhanh, thông minh và xanh hơn, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra. Đó là các vấn đề về quyết tâm chính trị, hành lang pháp lý, nguồn nhân lực và hạ tầng số. Chuyển đổi số đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các doanh nghiệp trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
2022: Nhìn lại năm cuồng nhiệt và con đường tới "mùa đông" của tiền điện tử
Vậy nhóm cổ phiếu công nghệ nào có triển vọng trong tương lai?
Thứ nhất là cổ phiếu FPT của Công ty Cổ phần FPT. Kết quả kinh doanh 4 tháng đầu năm này của FPT tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Khối công nghệ, trong đó mảng xuất khẩu phầm mềm ở thị trường nước ngoài và chuyển đổi số tiếp tục là động lực chính đóng góp vào tốc độ tăng trưởng của FPT. Tuy nhiên, mảng công nghệ trong nước sụt giảm do các doanh nghiệp nhóm BĐS và ngân hàng khó khăn, tuy nhiên từ nửa sau năm 2023 kỳ vọng mảng này sẽ dần hồi phục. Mảng Viễn thông tăng chậm lại, nhưng mảng PayTV và Datacenter có tốc độ tăng trưởng trên 20%.
FPT hiện đang được giao dịch P/E 2023 ở mức 15,2x, ngang trung bình 3 năm trước. Trên khung đồ thị ngày, cổ phiếu FPT giảm điểm khi tiệm cận ngưỡng cản quanh vùng giá 84.000 đồng/cổ phiếu. Đây là nhịp điều chỉnh kỹ thuật thông thường. Do đó, đây là cơ hội để nhà đầu tư thực hiện giải ngân, nhưng cần cắt lỗ khi giá đóng cửa xuống dưới mốc 72.000 đồng/cổ phiếu.
Thứ hai là cổ phiếu CMG của Tập đoàn Công nghệ CMC. Tập đoàn này đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực CNTT, là một trong những doanh nghiệp chuyên cung cấp sản phẩm, giải pháp, dịch vụ CNTT và phát triển phần mềm.
Hiện nay, cổ phiếu CMG đang giao dịch tại mức P/E = 19.59 và EPS là 2.116 đồng/cổ phiếu. CMG đang hình thành nhịp hồi phục sau khi tích lũy trung hạn. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên trong phiên giao dịch gần nhất, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu. Đường giá cổ phiếu đã vượt dải mây Ichimoku, báo hiệu xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành. Nhà đầu tư có thể cân nhắc mở vị thế quanh ngưỡng giá 37-40.000 đồng và chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng giá 44-45.000 đồng/cp.
Thứ ba là cổ phiếu VGI của Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel. Mục tiêu kinh doanh chính của VGI là đầu tư vào các dự án viễn thông tại thị trường nước ngoài, mở rộng phạm vi hoạt động; nâng cao năng lực cạnh tranh; mở rộng quy mô thị trường. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của VGI tại các thị trường đều đạt tối thiểu 20-30%.
Hiện tại, cổ phiếu VGI ghi nhận diễn biến chỉ báo MACD tích cực kết hợp cùng với chỉ báo định hướng trung bình ADX hiện tại nằm ở mức 29,78 cho thấy tiềm năng tăng giá trong ngắn hạn. Nhà đầu tư có thể tham khảo kịch bản tăng giá dự kiến của cổ phiếu VGI: Vùng giá mua 22.200–22.700 đồng; Ngưỡng giá chốt lời mục tiêu 1: 25.400 đồng, lợi nhuận dự kiến: 12%; Ngưỡng giá chốt lời mục tiêu 2: 28.100 đồng, lợi nhuận dự kiến 24% và ngưỡng cắt lỗ giá đóng cửa dưới 20.000 đồng, thời gian nắm giữ 03 tháng.
Có thể bạn quan tâm