Cổ phiếu vốn hóa lớn và tác động thanh khoản thấp lên thị trường

PHẠM HOÀNG QUANG KIỆT - Phó Phòng Nghiên cứu & Phân tích FIDT 07/08/2023 13:00

Các mã cổ phiếu vốn hóa lớn có ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số thị trường, dù với khối lượng giao dịch thấp và không cần dòng tiền lớn tham gia.

Một số cổ phiếu vốn hóa lớn dù không cần dòng tiền lớn tham gia giao dịch, thanh khoản thấp, nhưng vẫn dễ dàng tác động lên thị trường. Trong nhiều trường hợp, các mã lớn dễ dàng chi phối dẫn đến thị trường

Một số cổ phiếu vốn hóa lớn dù không cần dòng tiền lớn tham gia giao dịch, thanh khoản thấp, nhưng vẫn dễ dàng tác động lên thị trường. Trong nhiều trường hợp, các mã lớn dễ dàng chi phối dẫn đến thị trường "xanh vỏ đỏ lòng" hoặc ngược lại. Ảnh minh họa

>>>Việt Nam đang ở đâu trong chu kỳ kinh tế?

Tính từ năm 2016 đến nay, nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn (tính bằng cách dùng vốn hóa theo ngày của doanh nghiệp/ vốn hóa thị trường) trong top thị trường có thể kể đến là: VCB, GAS, BID, SAB, VIC, VHM. 

Tuy nhiên đặc điểm của các mã cổ phiếu này đó là thanh khoản giao dịch thấp hơn so với mặt bằng chung các mã trong VN30;  và cơ cấu cổ đông cô đặc (phần lớn là có lượng cổ phiếu tự do thấp).

Do đó, các mã cổ phiếu này có ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số thị trường với khối lượng giao dịch (KLGD) thấp, và cũng rất dễ bị tác động mà không cần dòng tiền tham gia quá lớn.

Ba mã cổ phiếu tiêu biểu nhất đó là VCB, BID và GAS, đây là 3 doanh nghiệp có lượng cổ phiếu free-float rất thấp, Nhà nước sở hữu hơn 70% cổ phần tại doanh nghiệp.

Diễn biến của VN – Index trong khoảng thời gian các cổ phiếu trên diễn ra biến động lớn

Diễn biến của VN-Index trong khoảng thời gian các cổ phiếu trên diễn ra biến động lớn

Theo số liệu từ 2016, trong chuỗi tăng/giảm 3-7 phiên của các mã cổ phiếu lớn như BID, GAS, SAB, VCB, VHM hay VIC, thị trường sẽ biến động cùng pha với các mã này trong cùng thời điểm, với biên độ dao động của VN-Index trong khoảng từ -8% đến 4%.

Trong mỗi giai đoạn mà các cổ phiếu thuộc nhóm BID, GAS, SAB và VCB có 3 phiên liên tiếp tăng giá, diễn biến của thị trường ghi nhận tăng điểm kéo dài trong 1 đến 2 tháng tiếp theo với mức tăng trong khoảng 2%-4% so với thời điểm cổ phiếu bắt đầu chuỗi tăng 3 phiên.

>>>Biến động của VN-Index với lãi suất điều hành

Với chiều giảm, thị trường sau đó phục hồi tương đối mạnh mẽ. Ngoại trừ trường hợp giảm của VCB và VHM, thị trường sẽ giảm theo pha của 2 mã cổ phiếu này trong T+3 và T+5 tiếp đó; còn nhìn dài hạn, sau các phiên giảm của các mã cổ phiếu vốn hóa lớn trên, thị trường quay đầu hồi phục rất tốt trong các tháng tiếp theo.

Theo thống kê trong tháng 07/2023, các cổ phiếu trong nhóm mà chúng tôi đề cập phía trên đã hình thành chuỗi tăng 3 - 4 phiên liên tiếp, VN-Index đã phản ứng tăng điểm đúng như thống kê.

Dựa vào dữ liệu lịch sử, chúng ta có thể nhận định mức tăng hiện tại của nhóm vốn hóa lớn này đã tương đối tốt. Vì vậy, FIDT cho rằng nhà đầu tư nên cân nhắc phân bố tỷ trọng danh mục hợp lý để phòng ngừa các rủi ro biến động mạnh của thị trường.

Có thể bạn quan tâm

  • Cổ phiếu ACB dẫn đầu thanh khoản trong rổ VN30 nhờ đâu?

    Cổ phiếu ACB dẫn đầu thanh khoản trong rổ VN30 nhờ đâu?

    05:29, 07/08/2023

  • Áp dụng công nghệ trong đầu tư cổ phiếu

    Áp dụng công nghệ trong đầu tư cổ phiếu

    05:30, 06/08/2023

  • Thị giá bật mạnh, cổ phiếu bất động sản có còn dư địa tăng trưởng?

    Thị giá bật mạnh, cổ phiếu bất động sản có còn dư địa tăng trưởng?

    05:30, 05/08/2023

PHẠM HOÀNG QUANG KIỆT - Phó Phòng Nghiên cứu & Phân tích FIDT