“Siêu kết nối” và cơ hội của Việt Nam
Bản chất của công nghiệp 4.0 là sự tích hợp cao độ hệ thống siêu kết nối số để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất và đồng thời mở ra cơ hội mới cho từng cá nhân, tổ chức, quốc gia.
Đó cũng là triển vọng to lớn của doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, vẫn không có định nghĩa chính thức nào về thuật ngữ siêu kết nối nhưng điều này được các chuyên gia sử dụng ngày càng nhiều. Siêu kết nối nhấn mạnh vai trò của truyền thông trong nền kinh tế. Đây là xu hướng không thể đảo ngược và là xu hướng vô cùng quan trọng,
Ngoài cách hiểu thông thường, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 siêu kết nối truyền thông không đơn thuần là quảng bá, truyền đạt thông tin mà khẳng định vai trò của nó không chỉ là kết nối mà là siêu kết nối. Siêu kết nối với tốc độ lan truyền, giao thoa, và tối ưu thông tin, kết nối giữa người bán, người mua không biên giới. Đây là biểu hiện của thế giới phẳng là một trong những cơ chế để chúng ta mang lại. Siêu kết nối thay đổi hoàn toàn cách thức kinh doanh, môi trường kinh doanh truyền thống, từ chuyện nó ảo nhưng lại thật, như tiền ảo Bitcoin là 1 ví dụ.
Có thể bạn quan tâm
Báo chí phải là kênh "siêu kết nối và siêu chia sẻ" cho doanh nghiệp trong thời đại số
13:30, 29/06/2018
Lan toả công nghệ 4.0 vào quản lý và điều hành doanh nghiệp
07:43, 09/11/2018
Đưa năng lượng sạch và công nghệ 4.0 vào khu đô thị thương mại Viva Park
06:06, 25/10/2018
Liều “doping” thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam
Cũng giống như cuộc cách mạng 4.0, tại Việt Nam siêu kết nối vẫn đang trong giai đoạn khởi phát nên sẽ là cơ hội quý báu mà Việt Nam phải nhanh chóng đón bắt để tranh thủ đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hãy tưởng tượng rằng trong thời đại mà Internet of Things bùng nổ, bạn thậm chí có thể điều khiển mọi đồ đạc trong nhà mình chỉ bằng cử chỉ, ánh mắt, thậm chí suy nghĩ. Xe tự lái hay gà, bò nuôi trong chuồng không cần đến tận nơi kiểm tra mà cũng biết sức khỏe của nó, biết khi nào nó sẵn sàng cho sữa, cây cần nước sẽ tự tưới,... Lúc ấy chúng ta sẽ có nhiều thời gian hơn để chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu những vấn đề cao siêu hơn như tìm đường đến các hành tinh khác.
Siêu kết nối thay đổi hoàn toàn cách thức kinh doanh, môi trường kinh doanh truyền thống. Nó là xu hướng toàn cầu hóa, là nền tảng của Internet thế hệ mới.
Trong tương lai, sáng tạo công nghệ cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn từ phía nguồn cung, với những lợi ích lâu dài về hiệu quả và năng suất. Chi phí giao thông vận tải và thông tin liên lạc sẽ giảm xuống, hậu cần và các chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả hơn, và các chi phí thương mại sẽ giảm, tất cả những điều đó sẽ giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việt Nam là nước phát triển sau nhưng có tỷ lệ dân số trẻ cùng với việc sử dụng Internet thuộc hàng cao nhất thế giới, nên các ứng dụng của siêu kết nối trong thời đại này đang mở ra những vận hội mới không nên bỏ lỡ.
Con người trong bối cảnh Siêu kết nối
Phân tích bổi cảnh cơ hội và thách thức trong xã hội công nghiệp 4.0 Giáo sư Barry Schwart trong quyển sách Paradox of Choice (Nghịch lý của Lựa chọn) cảnh báo xu hướng càng ngày do càng có nhiều lựa chọn, đã làm cho con người đứng trước nhiều thông tin phải xử lý và điều đó gần như vượt ra khỏi sự kiểm soát. Có thể nhìn nhận như là cơ hội hay thách thức của bối cảnh Siêu kết nối như chính tinh thần của Paradox (thuyết nghịch lý): về thách thức thì sự đa dạng của sự lựa chọn làm cho con người có cơ hội thụ hưởng nhiều tiện ích hơn và điều đó ‘tưởng như là’ sẽ hạnh phúc hơn; nhưng đồng thời chính diễn biến quá nhiều sự lựa chọn lại làm cho con người dễ mất phương hướng và nhất là mất nhiều ‘thời gian’ hơn cho nhiều lựa chọn khác nhau. Theo đó Barry Schwart cũng phân tích tự nhận biết bản thân theo hai nhóm người, nhóm người cầu toàn và nhóm người tri túc. Trong đó những người cầu toàn thường dễ bị dẫn dụ bởi nhiều sự chọn khác nhau và người tri túc thường hay tự đặt ra những tiêu chí và hài lòng với lựa chọn theo tiêu chí định sẵn và sẽ có cuộc sống đơn giản hơn.
Mối quan hệ mang tính nhân văn trong bối cảnh bùng nổi Siêu kết nối giữa Con người và Bối cảnh, Môi trường xã hội hay Thị trường toàn cầu hoá (thế giới phẳng) chắc chắn sẽ phong phú hơn và diễn biến theo đúng nguyên lý của Paradox, càng ngày con người càng đối mặt với nhiều nghịch lý hơn trong đời sống, và biên độ nghịch lý sẽ có khuynh hướng mở rộng hơn, cụ thể như khoảng cách giữa thu nhập (giàu nghèo)…
Những người “cầu toàn” sẽ tiếp tục không ngừng nỗ lực cho sự tìm kiếm những điều tốt đẹp hơn, giải pháp hữu ích hơn hay sáng chế nhiều hơn; đồng thời những người “tri túc” thì sẽ biết tìm kiếm những tiêu chí hợp lý hơn để tự mình tìm thấy hạnh phúc hay sự khuây khoả trong thế giới nhiều biến động. Hai diễn biến này tuy trái chiều nhưng đồng thời diễn ra (như triết lý Âm Dương) và nhiều khi cùng xảy ra bên trong mỗi cá thể.
Marketing trong bối cảnh Siêu kết nối
Sự thật tích cực là marketing vẫn tồn tại trong môi trường cách mạng công nghiệp 4.0 với Trí tuệ nhân tạo và Siêu kết nối.
Marketing Innovation là một trong những trường phái lấy công nghệ làm nền tảng kết hợp tính nhân văn. Chẳng hạn trong ngành Công thái học (Ergonomic) Marketing tham gia cùng với sự nghiên cứu thấu hiểu nhân trắc với môi trường làm việc, môi trường sống của con người đề làm cơ sở cho việc thiết kế ứng dụng máy móc, nhà cửa không gian làm việc, phương tiện giao thông. Những việc làm này cần phải thực hiện trước khâu thiết kế sản phẩm. Rất cần thiết cho cách doanh nghiệp công nghệ cao trang bị xứng đáng để gia tăng tính khả thi của sản phẩm và công nghệ.