Doanh nghiệp cần nới lỏng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp

Ngọc Hà 01/08/2018 03:14

96% diện tích đất nông nghiệp đã giao cho các hộ gia đình, tuy nhiên chưa có quy định hỗ trợ doanh nghiệp thuê lại, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp, gây khó khăn cho nhà đầu tư.

Tích tụ ruộng đất lớn cho phép đưa khoa học công nghệ vào nông nghiệp, tránh manh mún, và hiệu quả cao. Ngoài ra, tích tụ ruộng đất cũng được coi là điều kiện tiên quyết cho các hợp đồng sản xuất nông nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

  • 9 “trọng tâm” của Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn VII

    9 “trọng tâm” của Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn VII

    17:24, 31/07/2018

  • Giải bài toán đầu tư ít nhưng hiệu quả cao của nông nghiệp: Kinh nghiệm từ Mexico

    Giải bài toán đầu tư ít nhưng hiệu quả cao của nông nghiệp: Kinh nghiệm từ Mexico

    05:43, 31/07/2018

  • Khơi thông vốn đầu tư vào hạ tầng hàng không

    Khơi thông vốn đầu tư vào hạ tầng hàng không

    14:14, 30/07/2018

  • Cơ hội tăng trưởng ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam

    Cơ hội tăng trưởng ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam

    06:00, 30/07/2018

  • Lĩnh vực nào dẫn đầu dòng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài?

    Lĩnh vực nào dẫn đầu dòng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài?

    01:14, 30/07/2018

  • Đích ngắm mới trong thu hút FDI (Kỳ II): Bốn chiến lược cốt lõi thu hút FDI thế hệ mới

    Đích ngắm mới trong thu hút FDI (Kỳ II): Bốn chiến lược cốt lõi thu hút FDI thế hệ mới

    05:12, 29/07/2018

Hạn mức giao đất “gây khó” doanh nghiệp

Tuy nhiên, rõ ràng quá trình tích tụ đất đai đang diễn ra một cách chậm chạp, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất, đặc biệt là sản xuất hàng hoá quy mô lớn của doanh nghiệp. Nguyên nhân được chỉ ra đó là do việc nhận quyền sử dụng đất, thuê đất trực tiếp trên thị trường để tổ chức sản xuất nông nghiệp còn gặp khó khăn do chưa có sự đồng thuận của người sử dụng đất. Cụ thể, đó là thoả thuận giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong nhiều trường hợp còn chậm và khó thành công do thiếu lòng tin giữa bên cho thuê và đi thuê.

Để khắc phục hạn chế này, tại một số địa phương, chính quyền đã có cách làm “sáng tạo” khác như chính quyền địa phương đứng ra thuê của dân và cho doanh nghiệp thuê lại. Nhìn qua, cách làm này phần nào giải quyết được bất cập từ hoạt động tích tụ ruộng đất chậm, tuy nhiên cách làm này lại không đảm bảo tính pháp lý do trong Luật Đất đai năm 2013 và Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Bởi, chưa có quy định về vấn đề này hoặc có song còn mâu thuẫn. Ngoài ra, tính pháp lý của nguồn lực tài chính mà chính quyền địa phương dùng để trả tiền thuê đất của dân cũng chưa rõ ràng.

Đại diện Hiệp hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho biết: “Yếu tố được chỉ ra gây cản trở doanh nghiệp đầu tư dài hạn vào nông nghiệp là hạn mức giao đất”, tại Hội nghị toàn quốc “Thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp” được tổ chức mới đây.

Cụ thể, mặc dù đã có tới 96% diện tích đất nông nghiệp đã được giao cho các hộ gia đình, tuy nhiên lại chưa có quy định rõ ràng về việc hỗ trợ doanh nghiệp thuê lại hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp của nông dân nên việc triển khai các dự án đầu tư của doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn còn gặp rất nhiều khó khăn.

Vì vậy, cũng dễ hiểu khi tổng số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tính đến thời điểm hiện nay mới chỉ có 8% trên tổng số 49.600 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên cả nước. Bên cạnh đó, dòng vốn của doanh nghiệp đổ vào hoạt động sản xuất trực tiếp chỉ chiếm khoảng 1%.

Thiếu chính sách khuyến khích doanh nghiệp?

Nhìn vào những tồn tại như vừa nêu, câu hỏi đặt ra là có phải Việt Nam đang thiếu các chính sách khuyến doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp? Câu trả lời là không hề ít.

Nhiều chính sách cũng đã được ban hành, trong đó phải kể đến Nghị định số 55/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn hay như Nghị định số 98/2018 về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong hợp tác, liên kết sản xuất quy mô lớn. Ngoài ra, cũng phải kể đến gói tín dụng 100nghìntỷcho nông nghiệp công nghệ cao hoặc Nghị định số 58/2018 về bảo hiểm nông nghiệp, v.v…

Đặc biệt, gần đây nhất Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định số 210/2013/NĐ-CP, với nhiều ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Những điểm mới của Nghị định phải kể đến việc tập trung vào cải cách thủ tục hành chính. Cụ thể là vừa cắt giảm vừa là lồng ghép và minh bạch hoá các thủ tục để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Bên cạnh đó đặc biệt chú ý liên quan đến yếu tố quỹ đất.

Nghị định 57 đã quy định 3 giải pháp liên quan đến quỹ đất. Cụ thể, Một là, trong phong trào nông thôn mới, chủ trương tích cực dồn điền đổi thửa. Thay vì các hộ chia nhỏ 7-8 mảnh thì giờ dồn về để sản xuất tập trung nhờ thuỷ lợi hoá tốt. Hai là, tập trung đất có nhiều cách, theo đó cách hiệu quả được nhiều địa phương thực hiện đó là cùng sản xuất, cùng xuống giống và cùng thu hoạch. Ba là, tích tụ đất, hướng tới có hai cơ chế hỗ trợ: trước tiên là góp vốn qua quyền sử dụng đất, và tài sản trên đất phải được tính vào tài sản trên đất để thế chấp vay vốn để tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam đề xuất Chính phủ cần sửa đổi Luật Đất đai 2013 theo hướng bỏ hoặc nới lỏng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, thay vì tối đa không quá 20ha hoặc 30ha tùy khu vực như hiện nay để khuyến khích việc tích tụ ruộng đất cho phát triển nông nghiệp quy mô lớn.

Đồng thời, quy hoạch hợp lý, hiệu quả từng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo việc tích tụ theo nhiều hình thức phù hợp với yêu cầu tổ chức sản xuất là căn cứ cho việc tiếp cận đất nông nghiệp của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cần hoàn thiện cơ chế hoạt động cho thị trường quyền sử dụng đất, cần minh bạch và hiện đại hóa thông tin thị trường, đồng thời rà soát hoàn thiện các quy định về quyền của người sử dụng đất cũng như nghiên cứu để sớm ban hành chính sách khuyến khích việc thuê quyền sử dụng đất… 

Ngọc Hà