Nhiều triển vọng hợp tác khi EVFTA có hiệu lực
Chế biến chế tạo, dệt may, IT, tự động hoá, máy móc, nông nghiệp, thuỷ sản, F&B và dược phẩm là những ngày dự kiến sẽ thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư châu Âu hơn khi EVFTA có hiệu lực.
Các doanh nghiệp châu Âu đặc biệt quan tam tới các đối tác, công nhân, người dân và Chính phủ của các quốc gia mà họ sắp đầu tư. Điều này không chỉ vì mục đích kinh doanh mà còn là mong muốn có được sự hợp tác thực sự với nước chủ nhà, cũng như đảm bảo tác động tích cực đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Một trong những lĩnh vực mà các doanh nghiệp châu Âu quan tâm, và cũng là lĩnh vực mà Việt Nam thực sự thực sự có nhu cầu hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài là phát triển cơ sở hạ tầng và đặc biệt là liên quan đến tăng trưởng xanh. Những trở ngại hành chính, những quy định không hiệu quả đang cản trở sự thi hành của các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Trong trường hợp này, nếu không có những thay đổi về việc cấp giấy phép, chúng ta khó có thể thấy được nhà máy điện mặt trời có vốn FDI nào triển khai để cung cấp điện cho các doanh nghiệp và người dân Việt Nam trong tương lai gần.
Đầu tư châu Âu không phải là quá khiêm tốn, những những thay đổi nhỏ có thể cải thiện ngay vị trí của khối trước khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, tạo nên một hàng lang đầu tư thương mại độc nhất vô nhị giữa Việt Nam và EU.
Chúng tôi rất ấn tượng với hầu hết những giải pháp mà Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thực hiện. Chúng tôi tin rằng, Chính phủ sẽ tiếp tục đi tiên phong trong cam kết cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam, cũng như nỗ lực để có được vị thế xứng tầm trên thị trường thế giới.
Sự quan tâm đến phát triển bền vững, thành phố thông minh, phương pháp tiếp cận hiện đại trong giáo dục và đào tạo đã được chú trọng hơn trong những năm gần đây. Chúng tôi hy vọng, sự quan tâm này sẽ được phản ánh rõ nét hơn trong các chính sách cụ thể.
Như đã đề cập, Việt Nam cần cải thiện hơn nữa về mặt pháp luật và thể chế chính sách. Ví dụ, cấp phép và các thủ tục hành chính khác là một trong những chủ đề chính của chúng tôi khi đối thoại với Chính phủ. Ngoài ra, sự phát triển hạ tầng phù hợp, quá trình đấu thầu công khai minh bạch,... sẽ đưa đầu tư tư nhân, trong đó có đầu tư nước ngoài đến xây dựng tương lại đất nước Việt Nam.
Thúc đẩy thị trường năng lượng tái tạo và thực thi những quy định về môi trường cũng rất quan trọng với Việt Nam trong việc đưa tăng trưởng kinh tế thành phát triển kinh tế thực sự bền vững trong dài hạn.
Đây là một số ví dụ về những việc cần được làm mà chúng tôi tin rằng, Chính phủ đang cam kết thực hiện. Chúng tôi cũng tin rằng, những nỗ lực này sẽ mang lại lợi ích cho khu vực doanh nghiệp tư nhân. Việc thu thập kinh nghiệm của những doanh nghiệp trong nước và nước ngoài có thể hỗ trợ Chính phủ trong việc tìm ra sự cân bằng đúng mực giữa sự phát triển của đất nước và thành công của doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực.
Quan hệ thương mại và đầu tư giữa EU và Việt Nam vẫn tập trung vào các mặt hàng có giá trị gia tăng mà không làm tổn hại đến các hoạt động sản xuất hàng hoá của nhau. Máy móc thiết bị điện, máy bay, phương tiện và dược phẩm là những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của EU vào thị trường Việt Nam. Hiệp định EVFTA sẽ tiếp tục củng cố xu hướng này.
Xét về đầu tư, ngành chế biến chế tạo, đặc biệt là dệt may, IT, tự động hoá, máy móc, nông nghiệp, thuỷ sản, F&B và dược phẩm là những ngày dự kiến sẽ thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư châu Âu hơn khi EVFTA có hiệu lực. Các nhà đầu tư châu Âu đang chờ đợi những điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn, về mặt thị trường, dịch vụ, bảo hộ đầu tư và một số lĩnh vực khác do EVFTA mang lại.
Việt Nam rõ ràng đang là điểm đến trong tầm ngắm của các nhà đầu tư châu Âu, trong đó có những doanh nghiệp đã có mặt ở Việt Nam trong nhiều năm đang dự định mở rộng hoạt động với bước đi và giải pháp đúng đắn.