Nâng cao hiệu quả chính sách đầu tư bằng cách nào?
Chính sách ưu đãi đầu tư đang có vấn đề, khối FDI được rất lớn, còn Việt Nam chỉ được mấy đồng lương "còi" cho người lao động.
Theo đó, ô nhiễm môi trường không biết phải chi bao nhiêu cho đủ và người công nhân cũng luôn phải đối mặt với rủi ro... là những nhận định của chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng ông Phạm Xuân Hoè, tại một hội thảo với chủ đề “Đánh giá hiệu quả chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư tại Việt Nam”, được tổ chức mới đây.
Bên cạnh những đóng góp không thể phủ nhận của khu vực FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định trong quá trình phát triển. Theo đó, FDI đang áp đảo nhiều lĩnh vực, ngành nghề, chiếm cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam, và hơn hết là làm nền kinh tế trở nên phụ thuộc.
Minh chứng cho câu chuyện này, vị chuyên gia nêu trên đã đặt câu hỏi, giả sử, nếu “ông lớn” Samsung chuyển hoạt động kinh doanh ra nước ngoài, điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào tới nền kinh tế Việt Nam?
Để trả lời câu hỏi này, có thể điểm lại đóng góp của khu vực FDI vào nền kinh tế, những con số này cũng đã là câu trả lời rõ ràng nhất. Cụ thể, FDI chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Ngoài ra, theo báo cáo tài chính quý II do Tập đoàn Samsung công bố cho thấy, doanh thu 6 tháng đầu năm năm 2018 là 30,7 tỷ USD, tương đương 31,5% so với GDP 6 tháng đầu năm Việt Nam là 97,6 tỷ USD theo số liệu từ Tổng Cục thống kê.
Theo đó, chuyên gia Phạm Xuân Hoè cho rằng, cần có cách nghiên cứu sâu hơn, đo lường kỹ tác động của FDI với ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội và môi trường của Việt Nam.
Đồng tình với quan điểm này, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cũng đã từng phát biểu rằng, không thể bàn riêng doanh nghiệp FDI mà phải bàn chung trong tổng thể nền kinh tế.
Vấn đề hiện nay không phải là doanh nghiệp FDI mà chính là giải quyết vấn đề của kinh tế tư nhân, làm thế nào để kinh tế tư nhân phát triển?
Có thể bạn quan tâm
Dòng vốn từ Trung Quốc tăng mạnh và nỗi lo của doanh nghiệp Việt
02:57, 30/11/2018
Doanh nghiệp thương mại điện tử làm gì để bắt nhịp được thị trường?
01:32, 29/11/2018
Tăng cường hiệu quả của dòng vốn FDI bằng cách nào?
07:56, 28/11/2018
"Cú hích" đầu tư vào casino
15:53, 27/11/2018
Có một thực tế là, sau khi tham gia WTO, FDI các địa phương tăng vọt trên mọi phương diện. Đó là hệ quả nhãn tiền của việc các doanh nghiệp nhà nước thất bại mà doanh nghiệp tư nhân trong nước chưa lớn mạnh. Vì thế, chính quyền địa phương phải mời doanh nghiệp FDI về để phát triển kinh tế địa phương bằng việc xây dựng các khu nghỉ dưỡng, sân golf, khách sạn với mục đích làm để có ngay chứ không phải thay đổi nền tảng.
Đáng nói là, muốn thay đổi nền tảng cần phải thay đổi việc phân bổ nguồn lực. Tuy nhiên, điều này chưa làm được do đó mà doanh nghiệp tư nhân trong nước vẫn không lớn mạnh lên được.
Chưa kể, ngày hôm nay bối cảnh kinh tế chính trị thế giới đã có nhiều thay đổi, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang và đang ảnh hưởng đến toàn cầu, thế giới dang chạy đua phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo, xu hướng bảo hộ đang lan rộng ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư toàn cầu.
Theo đó, giải pháp mà TS Nguyễn Đình Cung đưa ra không cách nào khác phải nâng cao chất lượng FDI. Thất bại lớn nhất của FDI trong những năm qua là không chuyển giao được công nghệ, không phát triển được công nghệ quốc gia. Cần tạo ra không gian để năng lực công nghệ Việt Nam được phát triển. Đó là xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo, tạo ra những vườn ươm công nghệ.