Đón làn sóng đầu tư mới vào Cần Thơ
Mặc dù được đánh giá là địa phương có nhiều dư địa trong thu hút đầu tư, nhưng việc thu hút nguồn vốn ngoài ngân sách của TP. Cần Thơ chiếm tỷ lệ còn khá thấp trong tổng cơ cấu nguồn vốn đầu tư.
Bởi vậy, đón làn sóng đầu tư mới vào Cần Thơ để đưa thành phố phát triển nhanh hơn là nhiệm vụ rất quan trọng được đặt ra trong điều kiện hiện nay. DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Khánh Tùng, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến - Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ (CPA) xung quanh vấn đề này.
Ông Nguyễn Khánh Tùng cho biết, năm 2018 được xem là một năm khá bận rộn của TP.Cần Thơ với lịch hoạt động dày đặc các sự kiện về xúc tiến thương mại, mời gọi đầu tư trong lẫn ngoài nước.
- Xin ông cho biết đôi nét về những hoạt động nổi bật trong công tác xúc tiến thương mại - đầu tư của TP. Cần Thơ trong năm qua?
Có thể bạn quan tâm
Đề xuất xây cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng gần 30.000 tỷ đồng
15:48, 17/12/2018
Cần Thơ khánh thành nhà máy đốt rác phát điện ngàn tỷ
12:52, 08/12/2018
Cần Thơ tiết kiệm hơn 136 tỷ đồng ngân sách từ tinh gọn bộ máy.
07:57, 01/12/2018
Cần Thơ đã có khu công nghiệp dành riêng cho nhà đầu tư Nhật Bản
09:30, 03/11/2018
Trong số các sự kiện xúc tiến đầu tư năm 2018, nổi bật hơn cả là việc tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến đầu tư quy mô lớn và được vinh dự đón Thủ tướng Chính phủ về dự sự kiện này. Tại Hội nghị này, địa phương đã công bố danh mục 54 dự án mời gọi đầu tư, tổng diện tích 4.780 ha, với nguồn vốn gần 124.000 tỷ đồng; trao 10 quyết định, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư gần 8.000 tỷ đồng; ký kết 19 thỏa thuận hợp tác đầu tư với tổng số vốn gần 85.000 tỷ đồng.
Một sự kiện ấn tượng khác là địa phương đã phối hợp cùng với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Trong năm 2018, TP.Cần Thơ đã cấp giấy chứng nhận đầu tư 6 dự án, vốn đầu tư 10 triệu USD, tăng vốn 01 dự án 30,6 triệu USD. Ước tính đến cuối năm nay, thành phố có 81 dự án đầu tư nước ngoài, tổng vốn đăng ký 697,4 triệu USD, vốn thực hiện 481,4 triệu USD; doanh thu ước đạt 950 triệu USD. Tính đến thời điểm hiện tại, các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ có 243 dự án còn hiệu lực, thuê 401,96 ha đất công nghiệp, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,72 tỷ USD; vốn đầu tư đã thực hiện 1,004 tỷ USD. Trong đó có 218 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,32 tỷ USD, vốn đầu tư thực hiện là 736,7 triệu USD chiếm 55,85% vốn đăng ký; 24 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 377,52 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện là 256,49 triệu USD chiếm 67,94% vốn đăng ký; 1 dự án ODA đang hoạt động, vốn đầu tư 21,13 triệu USD, vốn thực hiện 11,46 triệu USD chiếm 54,24% vốn đăng ký. |
- Chi nhánh tại thành phố Cần Thơ (VCCI Cần Thơ), Tcty Hàng Không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) cùng Tập đoàn Brainworks Asia (Nhật Bản) tổ chức chuyến bay thẳng Cần Thơ - Tokyo (Nhật Bản) nhằm tạo điều kiện di chuyển thuận lợi cho đoàn đại biểu, nhà đầu tư Nhật Bản đến tham dự Lễ kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản và Chương trình Giao lưu Văn hóa - Thương mại Việt Nam - Nhật Bản lần 4 tại TP. Cần Thơ. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử hàng không khi sân bay Cần Thơ đón chuyến bay trực tiếp từ sân bay Nhật Bản.
Bên cạnh đó, TP. Cần Thơ cũng đã tổ chức được các chuyến đi xúc tiến hợp tác, đầu tư tại Nhật Bản, tham gia Chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Pháp và Italy; phối hợp với Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Hội chợ ThaiFex; duy trì các hoạt động của Tổ công tác Nhật Bản tại Cần Thơ (Japan Desk Cần Thơ) nhằm tăng cường thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với Nhật Bản, cụ thể là xây dựng cơ chế chính sách khu công nghiệp hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, rà soát danh mục dự án mời gọi đầu tư nhằm kêu gọi nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào các lĩnh vực mà Nhật Bản có thế mạnh như điện tử, công nghệ thông tin, nông nghiệp công nghệ cao…
CPA cũng đã phối hợp với các Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại các địa phương tổ chức hàng chục cuộc hội thảo kết nối giao thương, góp phần mở rộng phạm vi hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp của thành phố được quảng bá thương hiệu, sản phẩm, tiếp cận và mở rộng thị trường nhằm thúc đẩy xuất khẩu và đẩy mạnh liên kết tiêu thụ nội địa. Ngoài ra, các kỳ hội chợ, triển lãm đã đóng góp không nhỏ vào việc thu hút doanh nghiệp, du khách vào TP. Cần Thơ, làm tăng hiệu quả kinh doanh của các ngành dịch vụ: nhà hàng, khách sạn, du lịch, vui chơi, mua sắm.
- Như ông vừa chia sẻ, năm 2018 là một năm rất thành công trong công tác xúc tiến thương mại, mời gọi đầu tư vào địa phương, nhưng hiện tại, Cần Thơ đã sẵn sàng để đón làn sóng đầu tư mới hay chưa?
Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định TP.Cần Thơ là đô thị hạt nhân, trung tâm động lực của vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL; là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại - dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, trung tâm y tế và văn hoá; là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng và của cả nước. Trên thực tế, Cần Thơ đang dần định hình là đô thị động lực cho cả vùng với hạ tầng phát triển vượt trội, nguồn nhân lực dồi dào và thu nhập bình quân trên đầu người đang dẫn đầu cả khu vực. Để đón đầu làn sóng đầu tư mới, địa phương rất chú trọng tạo quỹ đất sạch và cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh.
Cần Thơ cũng vừa khánh thành KCN Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 1 hơn 30ha, nằm trong KCN - logistics 121 ha tọa lạc tại quận Cái Răng, tại cụm cảng có thể đón nhận tàu 20.000 tấn và cách sân bay quốc tế 15 km. Theo định hướng phát triển, đây sẽ là KCN công nghệ cao và hiện đại với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ, đảm bảo tiêu chuẩn “KCN xanh” nhằm thu hút các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản.
- Được biết chủ đề năm 2019 của địa phương: "Đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung đầu tư phát triển, nâng cao đời sống nhân dân", xin ông cho biết những hoạt động chủ yếu của CPA nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu trên.
Mặc dù được đánh giá là địa phương có nhiều dư địa trong thu hút đầu tư nhưng những năm qua thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách vào địa phương chiếm tỷ lệ còn khá thấp trong tổng cơ cấu nguồn vốn đầu tư. Do đó, công tác xúc tiến đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư để đưa thành phố phát triển nhanh hơn là nhiệm vụ rất quan trọng.
Một trong những hạn chế trong thu hút đầu tư vào Cần Thơ hiện nay là do là Thành phố loại I trực thuộc Trung ương nên gần như không được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư, giá thuê đất cũng đắt hơn nhiều so với hai địa phương giáp ranh là Hậu Giang và Vĩnh Long.
Nhằm để khắc phục phần nào hạn chế trên, CPA tập trung nghiên cứu và đề xuất các chính sách hỗ trợ đầu tư của Thành phố trên tinh thần Nghị định số 103/2018/NĐ-CP của Chính phủ về một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với TP.Cần Thơ.
Đồng thời, CPA cũng rà soát bổ sung vào danh mục dự án mời gọi đầu tư những dự án hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng thường xuyên trao đổi với các nhà đầu tư trên địa bàn nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư, đảm bảo các dự án có hiệu quả, đúng tiến độ.
Về xúc tiến thương mại, CPA tăng cường đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao khả năng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác xúc tiến nhằm giúp cho các chương trình xúc tiến ngày một hoàn thiện và đạt hiệu quả cao hơn; tập trung phát triển các sản phẩm có sức cạnh tranh lớn; đa phương hoá thị trường, đa dạng hoá bạn hàng; giữ vững và phát triển các thị trường đã có, đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường như: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và các nước ASEAN.
CPA cũng tăng cường các kênh thông tin liên lạc và hỗ trợ để phổ biến thông tin cũng như các hoạt động xúc tiến; đồng thời cung cấp thông tin cần thiết giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường mới và có nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác đúng mức như Châu Phi, Châu Mỹ Latinh, Nam Á…
- Xin cảm ơn ông!