Định hướng chính sách chiến lược thu hút FDI thế hệ mới (Kỳ I): 2 trọng tâm khuyến nghị
Việt Nam cần xây dựng một chiến lược FDI thế hệ mới để thúc đẩy sức lan toả của dòng vốn FDI và tạo thêm nhiều giá trị gia tăng nhằm tận dụng tối đa các lợi ích mà FDI mang lại.
Ông Kyle Kelhofer – Giám đốc Quốc gia IFC tại Việt Nam, Lào, Campuchia.
Việt Nam là một câu chuyện thành công về thu hút FDI. Kể từ khi công cuộc đổi mới được khởi xướng cách đây 30 năm, FDI đã trở thành một động lực chính của phát triển kinh tế tại Việt Nam. Mức nhân công cạnh tranh, môi trường kinh tế và chính trị ổn định, hệ thống hạ tầng tương đối tốt và vị trí địa lý thuận lợi cùng với khuôn khổ chính sách thương mại và đầu tư năng động, tất cả đã góp phần tạo nên mức tăng trưởng FDI kỷ lục trong các năm qua.
Năm 2016, FDI vào Việt Nam cao hơn dòng FDI vào tất cả các nước ASEAN, trừ Singapore. Tính theo tỷ lệ phần trăm GDP, dòng FDI vào Việt Nam đã vượt cả dòng FDI vào Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như vào tất cả các nước ASEAN lớn, trừ Malaysia. Năm 2018, Việt Nam đã có mức giải ngân đạt mức kỷ lục, 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với mức 17,5 tỷ USD năm 2017, trong bối cảnh dòng FDI trên phạm vi toàn cầu sụt giảm 23%.
Có thể bạn quan tâm
Thời điểm "chín muồi" để thay đổi chính sách thu hút FDI
02:02, 18/01/2019
Thu hút FDI giai đoạn mới, phải giảm nguy cơ "hai nền kinh tế trong một đất nước"
01:41, 15/01/2019
Nhiều địa phương “nói không” với FDI công nghệ cũ
06:34, 10/01/2019
Kỳ vọng một năm thu hút FDI đạt đỉnh về chất và lượng
06:01, 09/01/2019
“Siết” hoạt động kê khai giá trị máy móc, chuyển giá của doanh nghiệp FDI
11:00, 03/01/2019
Nỗi lo nền kinh tế phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI
00:54, 03/01/2019
Vì sao chuyển giao công nghệ chưa thành công giữa 2 doanh nghiệp FDI và Việt Nam?
00:46, 03/01/2019
Những thành tựu trên là rất đáng khích lệ, song Việt Nam còn có thể tận dụng tốt hơn dòng vốn FDI và thúc đẩy sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước để tạo được tác động lan toả và nâng cao giá trị gia tăng cho khu vực kinh tế trong nước. Nhận biết những cơ hội này, báo cáo “Việt Nam Tầm nhìn 2035” đã nhấn mạnh sự cần thiết phải chuyển dịch lên trong chuỗi giá trị toàn cầu bằng việc tập trung xây dựng chuỗi liên kết trong nước, gia tăng giá trị, nâng cao kỹ năng và đổi mới sáng tạo.
Để tránh được bẫy thu nhập trung bình và trở thành quốc gia có thu nhập cao, một điều rõ ràng rằng Việt Nam cần xây dựng một chiến lược FDI thế hệ mới để thúc đẩy sức lan toả của dòng vốn FDI và tạo thêm nhiều giá trị gia tăng nhằm tận dụng tối đa các lợi ích mà FDI mang lại.
Để đạt được bước tiến này, Chính phủ Việt Nam đã phối hợp cùng IFC từ năm 2017 để xây dựng một chiến lược FDI thế hệ mới và tầm nhìn chiến lược 2020-2030.
Xuất phát từ Chiến lược Phát triển Kinh tế - xã hội 2011-2020 của Việt Nam, đồng thời dựa trên kết quả Báo cáo Việt Nam Tầm nhìn 2035 – Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Bình đẳng, Dân chủ, Chiến lược thu hút đầu tư FDI thế hệ mới được xây dựng nhằm trả lời câu hỏi làm thế nào để thu hút những hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn, đòi hòi lao động có tay nghề cao hơn để nâng cao giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu, từ đó để doanh nghiệp Việt Nam hội nhập hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Bên cạnh đó, chiến lược này cũng tích cực xem xét các chính sách, biện pháp cải cách môi trường thể chế, xúc tiến đầu tư, các vấn đề môi trường và ảnh hưởng của các cơ chế ưu đãi đầu tư.
Chiến lược thu hút đầu tư FDI thế hệ mới có 2 trọng tâm khuyến nghị.
Một là, chuyển từ việc tìm kiếm nhà đầu tư phù hợp với những gì Việt Nam đang có (tổng hợp các yếu tố của môi trường đầu tư có lợi cho nhà đầu tư) sang xây dựng môi trường đầu tư, và phát triển ác yếu tố phù hợp cho loại hình đầu tư mà Việt Nam cần thu hút hơn nữa.
Hai là, đây là kết quả của quá trình thảo luận, tham vấn đầy đủ với tất cả các bên có liên quan và dựa trên các kết quả nghiên cứu, phân tích, và thông tin thị trường.
Quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược này cần phải linh hoạt, có điều chỉnh cần thiết cho phù hợp với những thay đổi từ phía FDI và những hoạt động đối thoại, lắng nghe ý kiến phản hồi hiệu quả từ những diễn đàn quan trọng như Hội nghị Tổng kết 30 năm đầu tư nước ngoài vào Việt Nam lần này đóng vai trò then chốt để tăng cường thực thi chiến lược hiệu quả.
Theo đó IFC đề xuất cần làm rõ những điểm sau: Một là, cơ sở, lý do và kết quả mong muốn của Chiến lược thu hút FDI thế hệ mới; Hai là, tóm tắt các thành công đã đạt được cho đến nay; Ba là, các rào cản hiện nay đối với nâng cao giá trị gia tăng và tác động lan toả của FDI; Bốn là, đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những rào cản, thách thức.
=>> Kỳ II: Thành công nổi bật đang "che khuất" những hạn chế của FDI?