Xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết và chống chuyển giá (Kỳ I)
Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá thông qua các giao dịch liên kết (GDLK) điều chỉnh làm thay đổi kết quả hoạt động kinh doanh không đúng thực chất.
Theo đó, hiện tượng lỗ giả, lãi thật để trốn thuế, gây thất thu ngân sách, tác động không tốt dến môi trường đầu tư của Việt Nam. Đáng nói, việc chuyển giá không chỉ ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà còn xảy ra ở một số doanh nghiệp trong nước, thông qua việc mở các chi nhánh, công ty con tại các địa bàn ưu đãi đầu tư để hưởng lợi chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế.
Đó là những nhận định của Thạc sỹ Ngô Minh Kiểm - Vụ trưởng, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Kiểm tóan Nhà nước.
Theo đó, để xác định đúng nghĩa vụ thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, cần áp dụng các phương pháp xác định giá thị trường trong GDLK làm cơ sở xác định nghĩa vụ thuế.
Trước tiên đó là phương pháp so sánh với giá giao dịch độc lập. Cụ thể, người nộp thuế thực hiện GDLK đối với từng chủng loại hàng hoá, tài sản hữu hình, loại hình dịch vụ có điều kiện giao dịch lưu thông phổ biến trên các sàn giao dịch hàng hoá, dịch vụ trong nước và quốc tế; giao dịch thanh toán phí bản quyền khi khai thác tài sản vô hình, thanh toán lãi vay trong hoạt động vay và cho vay, hoặc người nộp thuế thực hiện cả giao dịch độc lập và GDLK đối với sản phẩm tương đồng về đặc tính sản phẩm và điều kiện hợp đồng.
Theo đó, không có khác biệt về đặc tính sản phẩm và điều kiện hợp đồng khi so sánh giá giao dịch độc lập và giá GDLK có ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm.
Trong trường hợp có khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm, phải loại trừ sản phẩm, hoặc loại trừ các khác biệt trọng yếu, bao gồm các yếu tố như đặc tính sản phẩm (đặc tính, chất lượng, thương hiệu, nhãn hiệu thương mại của sản phẩm và quy mô, khối lượng giao dịch). Trong trường hợp các điều kiện hợp đồng như khối lượng, thời hạn chuyển giao, thời hạn thanh toán và các điều kiện khác của hợp đồng, quyền phân phối, tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ, tài sản có ảnh hưởng đến giá trị kinh tế và thị trường nơi diễn ra giao dịch và các yếu tố khác tác động đến giá sản phẩm là điều kiện kinh tế và chức năng hoạt động của người nộp thuế.
Để xác định được giá của của sản phẩm trong GDLK được điều chỉnh theo giá sản phẩm trong giao dịch độc lập hoặc giá trị giữa khoảng giá giao dịch độc lập chuẩn của các đối tượng so sánh độc lập.
Trong trường hợp giá sản phẩm được công bố trên các sàn giao dịch hàng hoá, dịch vụ trong nước và quốc tế, giá sản phẩm trong GDLK được xác định theo giá sản phẩm được công bố có thời điểm và các điều kiện giao dịch tương đồng.
Đối với trường hợp người nộp thuế mua máy móc, thiết bị từ bên liên kết ở nước ngoài phải có tài liệu, chứng từ chứng minh giá mua máy móc, thiết bị tuân theo nguyên tắc giao dịch độc lập tại thời điểm mau. Cụ thể với máy móc, thiết bị mới, giá so sánh là hoá đơn bên liên kết mua máy móc, thiết bị đó từ bên độc lập. Trong trường hợp, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng phải có hoá đơn, chứng từ gốc tại thời điểm mua, khi đó, giá trị tài sản được xác định lại theo quy định hiện hành của pháp luật về hướng dẫn quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
“Kết quả xác định giá GDLK là giá tính thuế để kê khai, xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, nhưng không làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế”, Thạc sỹ Ngô Minh Kiểm khẳng định.