Rủi ro đến từ thương mại điện tử với các chuỗi bán lẻ
Mặc dù là một ngành có sức hấp dẫn lớn song những chuỗi bán lẻ hiện đại này đang gặp áp lực khi phải cạnh tranh với xu hướng mua hàng trực tuyến.
Theo thống kê, trong năm 2018, tổng doanh thu bán hàng trực tuyến đạt 6,2 tỷ đô, chiếm khoảng 3,4% tổng doanh thu bán lẻ tại Việt Nam.
Báo cáo về ngành bán lẻ mới cập nhật, CTCK MBS cho rằng, cơ cấu dân số của Việt Nam có rất nhiều yếu tố để giúp mảng này có thể tăng trưởng hơn 20%/năm trong vòng tối thiểu 5 năm.
Tỷ trọng doanh thu thương mại điện tỷ trong tổng doanh thu bán lẻ đã tăng mạnh từ 2,9% năm 2015 lên 4,4% năm 2018 với tốc độ tăng trưởng hơn 24%/năm nhờ có: Tăng trưởng số người dùng internet từ 33 triệu người dùng lên 50 triệu người dùng với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 27.3%/năm; Tăng trưởng đột biến số người dùng di động từ năm 2005 đến năm 2010; Tạo cơ hội cho smart phone bùng nổ và xu hướng sử dụng di động để mua hàng online.
Nhưng trang web bán hàng online và mạng xã hội điện tử như Facebook, Lazada đã tiếp cận người dùng nhanh hơn nữa nhờ sự bùng nổ của smartphone. Theo International Data Corporation, số lượng smartphone đã tăng từ 15 nghìn chiếc/năm năm 2015 lên 28 nghìn chiếc/năm năm 2019. Hơn nữa, số người dùng Internet của Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh, với hơn 44 nghìn người dùng năm 2016.
Economist Intelligence dự đoán số người dùng xu hướng sẽ tiếp tục tăng và đạt 56 nghìn người vào năm 2021, với tốc độ tăng trưởng trung bình 5%/năm.
Với những số liệu trên có thể thấy rằng chính sự bùng nổ của smartphone và mạng xã hội là tiền đề cho thương mại điện tử lên ngôi.
Tuy vậy, thống kê của MBS cho thấy, giá trị tiêu dùng thương mại điện tử một người một tháng chỉ dưới 700.000 đồng – một giá trị rất thấp. Điều này cho thấy rằng người tiêu dùng thường mua đồ thời trang, đồ ăn, đồ công nghệ online; những đồ có giá trị cao và đồ tươi sống và đồ tạp hóa vẫn được mua trực tiếp nhiều hơn.
Như vậy, các chuỗi bán lẻ được hưởng lợi từ cơ cấu dân số nhưng đồng thời cũng có rủi ro cạnh tranh từ hình thức kinh doanh thương mại điện tử nên khiến cho triển vọng của các chuỗi này đồng thời có cả tích cực và tiêu cực.
Lo ngại về chất lượng và cảm thấy yên tâm hơn khi có cửa hàng thật (để có thể đổi trả, bảo hành) là 2 yếu tố người tiêu dùng lo ngại nhất khi sử dụng dịch vụ thương mại điện tử. Điều này khiến cho mô hình omni channel là giải pháp vận hành và kinh doanh tốt nhất cho các doanh nghiệp bán lẻ là do họ vừa có sự tiện lợi của việc mua hàng online nhưng lại đồng thời có sự tin tưởng của khách hàng khi có sự hiện diện của chuỗi cửa hàng tại nhiều nơi.